Nếu người mẹ có Rh âm (Rh -) kết hợp với người cha cũng có Rh âm thì khi thụ thai, em bé sẽ không có vấn đề gì. Em bé cũng sẽ có nhóm máu có Rh âm nên không có việc sản xuất kháng thể... Vấn đề phát sinh khi một người mẹ có nhóm máu Rh âm nhưng mang thai đứa con có nhóm máu Rh dương (Rh +).
Khi người mẹ có Rh âm tiếp xúc với máu của đứa con có Rh dương, người mẹ có khả năng sẽ có phản ứng miễn dịch nên người mẹ mang thai em bé tiếp theo có Rh dương thì các kháng thể anti-D có sẵn này sẽ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé gây ra bệnh tán huyết. Để phòng ngừa cho lần có thai sau, các bà mẹ có Rh âm sẽ được tiêm kháng thể anti-D trong vòng 72 giờ sau khi sinh em bé. Nó sẽ giúp ngăn cản cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể kháng Rh dương có khả năng gây ra các vấn đề cho...
Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015
Những thay đổi của "vòng 1" khi bạn 20, 30, 40 tuổi

Sẵn sàng làm quen với những thay đổi ấy chính là bước đầu tiên để bạn tìm ra cách chăm sóc "vòng 1" của mình tốt hơn.
Khi bạn 20 tuổi...
Trong thời kỳ này, sẽ có hàng ngàn lý do khiến kích thước ngực của bạn thay đổi. Trước hết, kích thước ngực sẽ thay đổi theo cân nặng. Có thể, ngực bạn sẽ to hơn – nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng – vì có thể do bạn tăng cân .
Ngoài ra, mang thai cũng khiến ngực bạn thay đổi kích thước – đó là khi bạn tăng cân và chuẩn bị cho con bú. Sau thời kỳ cho con bú, ngực bạn có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn trước khi mang thai. Mang thai cũng co thể làm cho quầng vú của bạn thẫm hơn và làm núm vú rộng hơn.
Ở...
Chăm sóc khi mang thai như thế nào?

Khám thai
Ở nước ta hiện nay Bộ Y tế quy định trong một kỳ thai nghén bình thường tối thiếu phải khám cho bà mẹ 3 lần.
Lần khám thứ nhất khi có thai trong ba tháng đầu nhằm mục đích: xác định đúng có thai; phát hiện các bệnh lý của người mẹ.
Lần khám thứ 2 vào 3 tháng giữa để xem thai có phát triển bình thường không; cơ thể người mẹ có thích nghi tốt với thai nghén hay không và tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất.
Bà mẹ mang thai cần khám ít nhất 3 lần trong quá trình thai nghén.
Lần khám thứ 3 vào 3 tháng cuối để xem thai có thuận không, phát triển có bình thường không; bà mẹ có nguy cơ gì do thai nghén 3 tháng cuối...
4 vitamin và khoáng chất quan trọng cho “bà bầu”

Cùng với nhu cầu về năng lượng thì nhu cầu về vitamin và khoáng chất cũng tăng lên ở bà mẹ mang thai, giúp cho sự phát triển bình thường của cả mẹ và con. 4 vitamin và khoáng chất sau đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong giai đoạn này.
Acid folic
Acid folic (hay còn gọi là folat) là chất rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào và cần cho sự hình thành của tế bào máu. Nhu cầu acid folic ở người trưởng thành khoảng 180-200 mcg/ngày, trong khi mang thai cần tới 400 mcg/ngày để đáp ứng cho nhu cầu gia tăng trong quá trình mang thai. Đó là sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào (cần cho tổng hợp nhân...
Các bệnh tuyến vú lành tính

Kể từ thời điểm phát triển đến khi mang thai và mãn kinh vú của người phụ nữ thay đổi liên tục. Nhiều thay đổi lành tính của vú có thể cần phải điều trị hoặc không. Tuy nhiên cũng không nên quá chủ quan khi thấy bất kỳ một thay đổi nào khác trên vú mà không có sự tư vấn hay thăm khám của các chuyên gia sản phụ khoa.
Bất kỳ khối u nào trong vú cũng gây ra sự lo lắng cho người phụ nữ, nhưng không có nghĩa là tất cả các khối u là ung thư. Các biến đổi lành tính của tuyến vú là rất phổ biến.
Bệnh lý này thường phát sinh từ các thành phần cấu tạo nên vú: biểu mô ống dẫn sữa, hoặc ở mô liên kết và mô mỡ. Có thể phân loại các bệnh lý lành...
Vô sinh ở nữ giới - do đâu?

Nguyên nhân gây vô sinh nữ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới, trong đó phải kể đến: Nguyên nhân do cổ tử cung, nguyên nhân do tử cung và ống dẫn trứng, nguyên nhân do rối loạn rụng trứng, nguyên nhân do tuổi tác, sử dụng một số biện pháp tránh thai, đặt dụng cụ tử cung, phụ nữ hút thuốc lá, nhiễm trùng tiểu khung.
Ngoài ra, một số bệnh lý liên quan đến nội tiết có thể gây vô sinh như bệnh bướu cổ, bệnh gan, thận, thượng thận…
Một số bệnh có thể gây vô sinh
Viêm âm đạo:
Bệnh do kí sinh trùng, nấm hoặc viêm lộ tuyến tử cung gây ra, có biểu hiện ngứa nhiều ở vùng âm hộ, khí hư bất thường (có màu trắng đục, loãng, có bọt nếu...
Các trường hợp mang thai cần chăm sóc đặc biệt

Hầu như tất cả các trường hợp mang thai đều diễn tiến bình thường và êm xuôi nhưng một số trường hợp khiến cho bác sĩ cũng ngại, có nguy cơ dẫn đến các biến chứng. Vì thế bạn cần được khám theo dõi thật sát trong suốt thai kỳ. Đôi khi có triệu chứng phát sinh nên báo cho bác sĩ và cần được chăm sóc đặc biệt.
Thiếu máu
Nhiều phụ nữ bị thiếu máu nhẹ trước khi mang thai do thiếu sắt trong cơ thể. Khắc phục tình trạng này là điều quan trọng để bạn đối phó được các nhu cầu gia tăng của tiến trình thai nghén và mọi nguy cơ thiếu máu lúc chuyển dạ. Ngoài chế độ ăn là các thực phẩm giàu sắt như các loại thịt nạc, thịt bò, phủ tạng...
Khám phụ khoa thường xuyên có thực sự tốt hay không?

Từ nhiều thập kỉ trở lại đây, khám phụ khoa được coi là việc mà phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên nên thực hiện hàng năm. Nhưng gần đây, Hiệp hội các trường Cao đẳng Y tế Mỹ (ACP) khuyến cáo rằng nếu không có triệu chứng, phụ nữ không mang thai thì nên giảm tần suất khám phụ khoa xuống 1 năm/lần hoặc không cần khám. Theo hướng dẫn mới của tổ chức được công bố trong tạp chí Annals of Internal Medicine (Y tế thế giới hàng năm), thì kết quả này được dựa trên việc xem xét tất cả các nghiên cứu liên quan đến vùng chậu của người phụ nữ - các nghiên cứu được tiến hành trong 70 năm qua. Họ phát hiện ra rằng ngay cả khi các bác sĩ phát hiện bất thường...
Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh
Lượng sữa tiết ra nhiều hay ít không phải hoàn toàn phụ thuộc vào ăn nhiều mà quan trọng nhất là bà mẹ phải cho con bú thường xuyên và bú đúng cách, ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái. Vì cơ chế tiết sữa phụ thuộc nhiều vào yếu tố thần kinh. Khi con bú, sẽ kích thích vào các đầu dây thần kinh ở núm vú tạo thành luồng thần kinh ra thùy sau của tuyến yên tiết ra 2 nội tiết tố là: prolactin và ocytixin. Prolactin kích thích tuyến sữa sản xuất ra sữa còn ocytoxin kích thích cơ trơn của tuyến vú bài tiết ra sữa. Vì vậy, nếu không cho con bú thì dù có ăn rất nhiều cũng không thể có sữa.
Nếu chị đang tăng cân nhanh thì không nên ăn quá nhiều nhất là những thức ăn có nguồn gốc tinh bột. Nên ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: sữa không đường, hoa quả không ngọt, nhiều rau xanh và cần thiết...
Cách phát hiện sớm bệnh Down
Bệnh Down là bất thường nhiễm sắc thể, thông qua dư 1 nhiễm sắc thể của cặp 21 trong quá trình phân chia giao tử của mẹ tức là trứng. Bệnh được Langdon Down đã mô tả lần đầu tiên vào năm 1866 và lấy tên ông được đặt cho hội chứng này.
Bệnh Down là tập hợp các bất thường bẩm sinh biểu hiện bằng sự trì trệ về tinh thần, da xuất hiện quá lớn trên cơ thể, mũi nhỏ - tẹt, mặt bẹt, 2 mắt xếch cách xa nhau, đầu ngắn.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan mật thiết giữa mẹ vàhội chứng Down, nếu như tần suất hội chứng Down là 1/1.500 ở bà mẹ dưới 25 tuổi thì tần suất này tăng lên 1/1.000 khi bà mẹ 30 tuổi và 1/100 khi bà mẹ 40 tuổi. Việc xác định nhiễm sắc thể bằng chọc ối cho kết quả chính xác, nhưng mang đến nguy cơ sảy thai và kinh phí lớn, nên ít được áp dụng phổ biến ở phụ nữ có...
Phá thai và biến chứng thường gặp

Các phương pháp phá thai 3 tháng đầu
- Hút chân không bằng tay hoặc bằng điện áp dụng cho tuổi thai đến 12 tuần kể từ ngày đầu kỳ kinh cuối cùng.
- Phá thai nội khoa (phá thai bằng thuốc) kết hợp mifepristone sau đó dùng prostaglandin như misoprostol hoặc gemeprost áp dụng cho tuổi thai tới 9 tuần kể từ ngày đầu kỳ kinh cuối.
- Nong và nạo chỉ nên áp dụng ở nơi mà hút thai chân không không có hoặc không có phá thai bằng thuốc.
Tư vấn phá thai cho người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM.
Các phương pháp phá thai 3 tháng giữa
- Nong và gắp sử dụng kết hợp giữa hút chân không và foóc xép.
- Dùng thuốc mifepristone sau đó dùng liều prostaglandin...