Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Bà bầu không nên ngủ nhiều vì dễ bị thuyên tắc phối

Các chuyên gia sức khỏe Mỹ cho hay tình trạng ngủ quá nhiều trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả bà mẹ lẫn thai nhi, đặc biệt là có thể gây thuyên tắc phổi.

Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Trung tâm Các bà mẹ và Thai nhi Dalaware (Mỹ) cho thấy, tình trạng ngủ quá nhiều trong có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả bà mẹ lẫn thai nhi.
Theo lý giải của các chuyên gia thi việc ngủ nhiều khiến cơ thể thai phụ thiếu vận động dẫn đến tình trạng cứng cơ và dễ gãy xương. Ngoài ra, tình trạng nằm nhiều sẽ khiến thai phụ tăng nguy cơ phát triển các cục huyết khối ở tĩnh mạch chân. Khi các cục huyết khối này di chuyển lên phổi sẽ gây thuyên tắc phổi.
ba-bau-khong-nen-ngu-nhieu-de-bi-thuyen-tac-oi
Thai phụ nên nghỉ ngơi điều độ
Tác giả nghiên cứu Anthony Scisscione thuộc Trung tâm Y Dalaware cho biết, khi thai phụ thiếu vận động cơ thể có thể gây ra tình trạng cứng cơ và dễ gãy xương.
Các nhà khoa học còn cảnh báo nguy cơ khác đối với thai phụ ngủ nhiều. Theo đó nằm nhiều, thiếu vận động cơ thể còn làm gia tăng mức đường huyết, vốn là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ.
Theo các nhà nghiên cứu thì việc thai phụ nghỉ ngơi trong quá trình mang thai là rất cần thiết. "Tuy nhiên chị em cũng đừng quên dành thời gian để vận động cơ thể. Trong đó, các hình thức hoạt động thể chất thích hợp và có lợi cho việc mang thai là yoga và bơi lội".
Theo Khanh Phan - Phununews.vn

Mẹo nhỏ giúp giảm đau ngực khi mang thai

Một số mẹo nhỏ như chườm lạnh, thoa kem, mặc áo ngực khi ngủ, tắm nước ấm có thể giúp giảm đau ngực trong suốt giai đoạn mang thai.

Đau bầu ngực là một trong các triệu chứng báo thai đầu tiên, nhưng khi ngực bạn tiếp tục thay đổi, chúng có thể sẽ làm bạn khó chịu trong suốt 9 thángmang thai. Vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn xoa dịu phần nào sự khó chịu này.
Dùng áo ngực vừa vặn
Mẹo nhỏ giúp giảm đau ngực khi mang thai
Úp hai chiếc lá bắp cải để lạnh bên trong áo ngực cũng có thể giúp giảm đau "gò bồng đảo" cho mẹ! Ảnh: Inmagine.
Ngực bạn có thể tăng đến 2 cỡ áo (cúp) trong suốt thai kỳ, vậy nên nâng đỡ chúng với áo ngực vừa vặn sẽ giúp giảm đau xuống mức thấp nhất. Tránh mặc áo ngực có gọng vì chúng có thể gò ép ngực của bạn và gây tổn thương các tuyến sữa, đồng thời các đường nối có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của bạn.
Làm mát ngực
Khi mức hormone của bạn ổn định vào khoảng cuối tam cá nguyệt thứ nhất, ngực bạn sẽ đỡ nhạy cảm hơn, mặc dù chúng có thể vẫn đau và nóng trong suốt thai kỳ. Nhiều thai phụ cho biết ngực họ cứ như hai túi nước nóng vậy.
Chườm lạnh có thể giúp xoa dịu cảm giác nóng rát đó. Bạn có thể làm mát ngực bằng khăn vải ướp lạnh, túi hoa quả đông lạnh hoặc úp hai lá bắp cải để lạnh bên trong áo ngực.
Mặc áo ngực khi ngủ
Trong những tuần đầu thai kỳ, hormone oestrogen và progesterone tăng cao có thể khiến ngực bạn mềm ra cùng lúc tăng trưởng các tuyến sữa cũng như bồi tụ mỡ để chuẩn bị cho bé bú. Điều này có thể khiến cho việc xoay trở mình khi ngủ cũng trở nên khó chịu. 
Việc mặc áo ngực khi ngủ có thể giúp ngực bạn không bị di chuyển quá nhiều và giúp bạn ngủ ngon hơn. Hãy chọn áo ngực từ cotton để da bạn có thể thở và không quá nóng bức.
Thoa kem
Khi ngực bạn tiếp tục lớn lên, chúng có thể hơi ngứa ngáy và nhạy cảm hơn, hoặc sẽ bị rạn da. Các loại kem dưỡng ẩm gốc thiên nhiên như kem mỡ cừu lanolin, kem dưỡng chứa bơ cacao và bơ hạt mỡ (cacoa butter và shea butter) đều có tác dụng giữ ẩm và làm mềm da, giảm kích ứng và có thể giảm nguy cơ hình thành rạn da. Bạn có thể để kem vào ngăn mát tủ lạnh để tăng hiệu quả làm mát cho ngực.
Hãy vệ sinh ngực thường xuyên nhưng tránh dùng xà phòng đặc biệt là ở vùng quanh núm vú để giảm ngứa và kích ứng.
"Cấm sờ vào hiện vật!"
Đau nhức, ngứa ran, râm ran và nhoi nhói, đó là những gì mà bạn khó có thể chịu đựng được khi bị chạm vào ngực. Ngực bạn vẫn đau và mẫn cảm, giờ đây các mạch máu sẽ bao phủ lấy toàn bộ bầu ngực. Chồng bạn có thể sẽ rất ấn tượng với cỡ ngực mới của bạn nhưng bạn đừng ngại cấm anh ấy "đụng chạm tay chân".
Anh ấy sẽ không thể hiểu được cảm giác của bạn (tất nhiên rồi, trên đời này số đàn ông mang bầu chỉ đếm trong một bàn tay mà thôi và chồng bạn chắc chắn không nằm trong số đó rồi). Hãy giải thích cho anh ấy hiểu là cần phải dịu dàng hơn một chút vì lúc này cơ thể bạn rất nhạy cảm và mong manh.
Mẹo nhỏ giúp giảm đau ngực khi mang thai
Hãy bảo với bố rằng đôi gò bồng đảo của mẹ rất nhạy cảm trong thời kỳ mang thai. Ảnh: Inmagine.
Tắm nước ấm
Một số phụ nữ thấy đỡ đau ngực hơn khi đứng dưới vòi sen ấm, trong khi đó, một số khác cho biết tình hình chỉ có tệ hơn mà thôi. Nếu bạn nằm trong nhóm đầu, bạn có thể áp dụng cách trị liệu đầy thư giãn này, chỉ cần nhớ kiểm soát nhiệt độ nước, tốt nhất là để nước bằng thân nhiệt của bạn hoặc thấp hơn 370C một chút. 
Nước quá nóng có thể gây hại cho em bé trong bụng của bạn. Bên cạnh đó, hãy tránh dùng các loại xà phòng hoặc sữa tắm có hương thơm hoặc các sản phẩm dễ gây kích ứng da.
Các phương thuốc tự nhiên
Bác sĩ sẽ rất sẵn sàng cung cấp cho bạn các liều thuốc giảm đau ngực, nhưng nếu bạn muốn điều trị theo phương pháp thiên nhiên thì đây là những gợi ý bạn có thể thử:
- Tinh chất hoa cúc xi và cúc La Mã giúp giảm đau và viêm nhiễm khá hiệu quả, bạn có thể áp một túi trà hoa cúc vào ngực mình để giúp giảm sưng.
- Calc.flour, vitamin E và Silica đều được chứng minh là giảm ngứa, tuy nhiên hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ dược liệu nào trong thai kỳ.
Uống thêm nước
Dù bạn có tin hay không thì một cốc nước lọc bình thường cũng giúp giảm đau và cương vú. Sự tích nước làm tình hình thêm tệ nên bất kỳ thứ gì giúp cơ thể bạn tháo nước đều tốt cả.
Bạn cần tránh ăn mặn và tránh dung nạp caffeine, thay vào đó thử uống trà lợi tiểu tự nhiên như thì là, bồ công anh; ngoài ra, vitamin B6 cũng hữu ích trong trường hợp này.

Những lưu ý không nên trong thời gian mang bầu

Phụ nữ khi mang thai cần đặc biết chú ý đến những điều dưới đây để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.



Theo Mi Trần - Kiến thức

Mối nguy đe dọa mẹ sau sinh

Sau sinh nở, chị em sẽ phải đối mặt với chứng bệnh trĩ, đau ngực, tác tia sữa... vô cùng khó chịu.

Sau khi thiên thần nhỏ đã chào đời, những tưởng hạnh phúc đã vẹn tròn nhưng không hẳn như thế bởi còn rất nhiều phiến tóa gây rốn sức khỏe cũng như cuộc sống của mẹ sau sinh.
Đau bụng dưới
Sau sinh, tử cung co hồi lại chỉ còn như quả bưởi, sờ thấy đáy tử cung ở rốn. Chỉ một tuần sau đã thu hồi bằng một nửa và tiếp một tuần nữa thì không còn sờ nắn thấy tử cung ở trên bụng. 
Sản phụ thường không cảm thấy đau. Nếu thấy đau, phải khám xem có viêm nhiễm không. Cụ thể, nhiễm trùng ở dạ con, viêm ruột thừa, viêm phần phụ, viêm đại tràng đều có thể gây đau bụng dưới.
Khi thấy tử cung co chậm, sản dịch hôi và sốt, bạn phải nghĩ tới viêm dạ con (niêm mạc) và xem xét có sót nhau không? Viêm dạ con, nếu để lâu rất nguy hiểm vì nó chuyển biến thànhthể nặng rất nhanh.
Sốt sau sinh
Nhiều sản phụ sau khi sinh 2-3 ngày có thể bị sốt trên 380C hoặc ngược lại là bị lạnh liên tục. Tình trạng này thường là do viêm nhiễm trong tử cung dẫn đến sốt. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng, làm cho trạng thái toàn thân xấu đi, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Khi sốt, sản phụ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt mà nên đến bệnh viện kiểm tra.
Phương pháp phòng ngừa tình trạng này: Lúc xử lý vệ sinh dịch nhầy phải chú ý đảm bảo vệ sinh, hơn nữa phải chú ý giữ sạch sẽ vùng bên ngoài bộ phận sinh dục. Sau sinh, sản phụ cần nằm trên giường nghỉ ngơi, giữ ấm. Ngoài ra cần phải hấp thụ chất dinh dưỡng hợp lý, bảo đảm trạng thái toàn thân khoẻ mạnh.
moi-nguy-de-doa-me-sau-sinh
Sau sinh nở, chị em sẽ phải đối mặt với chứng táo bón, đau ngực, tác tia sữa... vô cùng khó chịu. (ảnh minh họa)Căng sữa và tắc tia sữa
Vài ngày sau khi sinh, vú cương to vì đã tiết sữa đầy đủ. Vú nóng, nặng cứng, có khi căng. Đây là hiện tượng bình thường. Cho trẻ bú ngay thì các hiện tượng trên sẽ hết. Nếu vì lý do gì đó mà trẻ không bú được thì cần vắt sữa hoặc cho trẻ khác bú.
Sữa trong vú nếu không ra ngoài được do tia sữa bị tắc nghẽn, do viêm đầu vú hoặc nứt kẽ đầu vú, sẽ rất nhanh chóng bị nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm tuyến sữa, viêm ống dẫn sữa và cuối cùng là áp xe vú.
Để tránh áp xe vú, phải xử lý thật sớm tắc tia sữa, không để sữa bị ứ đọng trong vú. Hút bằng máy ít có tác dụng, vì dễ làm phù quanh các ống dẫn sữa ở đầu vú. Chườm nóng, xoa bóp, nhờ một đứa trẻ khỏe hơn, lớn hơn bú ngay từ lúc mới tắc là biện pháp tốt nhất. Nếu đã đỏ tấy một vùng trên vú thì chườm nóng và vắt sữa là biện pháp thích hợp nhất
Đau vùng tầng sinh môn
Ở phụ nữ sinh con so, tầng sinh môn thường cần được cắt trước khi thai sổ đầu, hơn nữa vùng tầng sinh môn cũng có thể bị rách thêm nếu đầu thai to, hoặc do các cơ vùng tầng sinh môn kém giãn nở. Tuy nhiên do vùng này có nhiều mạch máu nên vết thương thường mau lành nếu không bị nhiễm trùng và được chăm sóc sạch sẽ.
Trong vài ngày đầu, sản phụ cũng cảm thấy hơi đau và khó chịu khi di chuyển, đi lại. Cần chú ý là vết cắt ở tầng sinh môn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Khi thấy đau nhức, có cảm giác bị sưng nề, đau, ngứa, có mùi hôi và nhất là khi có dịch mủ thì phải báo ngay cho bác sĩ để được khám và xử trí ngay. Nếu đã xuất viện mà bị sốt hay viêm nặng thì nên đến bệnh viện ngay.
Sản giật sau sinh
Sản giật sau sinh là một biến chứng rất nguy hiểm đến tính mạng bà mẹ, biểu hiện của bệnh lý này là phù, đau đầu, buồn nôn, nôn, mờ mắt, ù tai, co giật, sau đó sẽ đi vào lơ mơ hoặc hôn mê. Nếu có một trong các triệu chứng trên cần phải đưa bà mẹ đến cơ sở y tế để cấp cứu.
Nhiễm trùng tiểu
Nếu chuyển dạ kéo dài hay sanh khó có thể bị bí tiểu sau sanh, các bà mẹ hãy chườm nóng hoặc xoa vùng bụng dưới. Trường hợp bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu sau sanh thì sẽ có triệu chứng đái buốt, đái lắt nhắt nhiều lần, khi ấy bà mẹ phải đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Chứng rụng tóc sau sinh
Hay gặp tình trạng rụng tóc trong những tháng đầu sau sinh, chắc hẳn bạn sẽ rất lo lắng mỗi khi chải tóc hoặc gội đầu, vì bạn phát hiện bị rụng cả một nắm tóc.
Thông thường, không cần thiết phải điều trị tích cực nhưng bà mẹ cũng nên chải tóc nhẹ nhàng và cẩn thận vào buổi sáng để tóc rụng vào một thời điểm và giảm số lượng tóc rụng trong ngày. Bạn hãy đừng quá lo vì thông thường lượng tóc mất đi thường sẽ mọc lại trong khoảng 2 - 6 tháng sau.
moi-nguy-de-doa-me-sau-sinh
Tóc rụng sau sinh là triệu chứng phổ biến. (ảnh minh họa)Bệnh trĩ
Trong thời kỳ mang thai, nếu sản phụ mắc bệnh trĩ, sau khi sinh thường tình trạng sẽ xấu hơn. Vì lúc đẻ phải dùng sức rặn rất mạnh nên bệnh càng trầm trọng hơn.
Trĩ thường sưng to hơn sau khi đẻ 2 - 3 tuần, có khi rất đau, chính vì sợ đau nên bà mẹ có buồn đại tiện cũng cố nhịn, dẫn tới bị táo bón thường xuyên, điều đó lại làm cho trĩ lại càng nặng hơn, hình thành vòng lẩn quẩn.
Ngoài điều trị dùng thuốc và thuốc bơm hậu môn cho mềm phân thì sản phụ còn cần phải chú ý đến ăn uống, không để bị táo bón nặng hơn. Để tránh táo bón, bà mẹ nên ăn nhiều loại canh rau, trái cây và uống nhiều nước (ít nhất 2 lít nước/ngày). Muốn có nhiều sữa thì nên uống sữa hay uống nhiều nước trước mỗi lần cho bé bú.
Rối loạn tiết niệu
Bí tiểu: Sản phụ không tiểu tiện được vì thành trước âm đạo bị sang chấn khi sinh, hoặc bị chấn thương làm niệu đạo bị gấp lại , co khi cơ vòng cổ bàng quang bị thít chặt. Sản phụ bị bí tiểu, bụng dưới to, có cảm giác đau tức do bàng quang đầy và căng vì nước tiểu.
Tiểu không kiểm soát: Có thể do các nguyên nhân sau:
Dò bàng quang âm đạo: Do thành trước âm đạo bị rách sau khi phải dùng kềm (forceps) hay phải giác hút để kéo thai ra. Trong tình trạng này cần báo BS chuyên khoa ngay.
Do cổ bàng quang bị tổn thương, cơ thắt ở cổ bàng quang không hoạt động được tốt sau khi sinh. Tổn thương này thường tạm thời và không kéo dài.
Đau đầu, nặng đầu
Sau sinh, người thiếu máu, huyết áp cao, người dùng thuốc tê phẫu thuật, người lao động quá nặng nhọc có thể dẫn tới đau đầu hoặc nặng đầu. Nếu ngủ đủ, triệu chứng có thể giảm nhẹ. Nếu thấy đau nghiêm trọng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Chân tay tê
Sau khi sinh, sản phụ có thể bị phù hoặc thường xuyên mệt mỏi, có lúc còn xuất hiện triệu chứng chân tay tê, tay mỏi rã rời, chân nặng… những triệu chứng này mất dần cùng với sự phục hồi của cơ thể.
Xuất huyết muộn sau sinh
Nếu bạn thấy máu đỏ lại chảy ra vào ngày thứ hai, thứ ba hay muộn hơn sau khi sinh. Nguyên nhân chính là ở vùng nhau bám cổ tử cung co hồi kém, hoặc là do sót nhau. Trường hợp này phải báo với bác sĩ ngay để được dùng thuốc co tử cung mạnh và xoa bóp tử cung để cầm máu.
Nếu máu đỏ tươi chảy ra nhiều và bạn thấy mệt thì phải báo BS ngay dù là ban đêm.
Co cứng lưng, chân tay hay đau cơ
Vừa phải mang chiếc bụng to trong khi mang thai, lại vừa phải tiêu hao nhiều sức lực khi rặn sinh, nên sản phụ có thể có cảm giác bị đau cơ sau đẻ.
Trong thời gian hậu sản, nếu phải làm việc, di chuyển, hoạt động quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới đau lưng. Khoảng sau một hai tuần triệu chứng có thể giảm bớt, nếu đau lưng, đau cơ kéo dài thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Theo Khám phá

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Dùng đúng dung dịch vệ sinh phụ nữ



Đây là dung dịch có tác dụng tẩy rửa được bào chế dành riêng cho việc vệ sinh vùng kín, nhằm phòng ngừa và giảm thiểu bệnh phụ khoa. Muốn sử dụng có hiệu quả và an toàn, chị em cần có kiến thức đầy đủ về công dụng của chúng.

Trước hết, ta nên biết một bệnh phụ khoa thường gặp là nhiễm trùng sinh dục, tiết niệu. Nhiễm trùng sinh dục,tiết niệu hay gọi tắt là viêm sinh dục là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ do cấu trúc niệu đạo ngắn và có vị trí gần hậu môn nên dễ bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.

Bệnh phụ khoa

Khi có sự xâm nhập của các mầm bệnh thì bất cứ phần nào của đường tiểu, sinh dục kể cả phần trên của thận, niệu quản, bàng quang cũng có thể viêm nhiễm, nhưng thường là viêm sinh dục dưới, bao gồm: viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.


Triệu chứng chung biểu hiện tình trạng viêm sinh dục thường là bị “huyết trắng” hay còn gọi là khí hư”, một dịch trong nhầy, không màu, tiết ra từ cửa mình người nữ (gọi là “trắng” để phân biệt không phải “máu”). Tuy nhiên, cần phân biệt rõ: huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý.

Ở phụ nữ trong độ tuổi hoạt động sinh dục, bình thường giữa 2 kỳ kinh nguyệt, vào thời điểm chung quanh ngày rụng trứng, cổ tử cung tiết ra chất nhầy, kéo dài 3-5 ngày nhằm giúp tinh trùng, nếu có sự giao hợp, dễ dàng đi vào lỗ cổ tử cung và gặp trứng có thể sự thụ thai. Chất nhầy tiết ra nhiều (đến ướt quần) hay ít tùy theo lượng nội tiết tố estrogen cao hay thấp.


Nếu chất nhầy trong, dai có thể kéo dài thành sợi, không có mùi hôi, không gây ngứa là huyết trắng sinh lý, không phải bệnh và không cần chữa trị. Có người không hiểu tưởng là bệnh nên đi chữa trị lung tung.



Nếu huyết trắng có mùi hôi, màu trắng đục, xanh hay vàng nhạt, gây ngứa thì đó là huyết trắng bệnh lý, nghĩa là bị viêm sinh dục dưới, có thể kèm theo: ngứa, tiểu gắt, tiểu buốt, giao hợp đau.


Tác nhân gây viêm âm đạo có nhiều loại, có thể do vi khuẩn gây bệnh lậu, do trùng roi (loại ký sinh trùng sống trong nước ở đồng ruộng, sông nước), do vi nấm (như nấm candida gây ngứa), hay do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gọi là “tạp trùng”.

Phụ nữ nông thôn rất dễ bị các bệnh phụ khoa, trong đó có viêm sinh dục. Lý do là do điều kiện sống thiếu nước sạch, lao động thường xuyên ngâm mình trong nước sông, ao rạch bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém do không có nhà vệ sinh, nhà tắm hợp vệ sinh.


Trong một nghiên cứu năm 2011-2012, tỉ lệ mắc bệnh phụ khoa của tỉnh Hậu Giang qua thăm khám lâm sàng lên đến 63% tỉ lệ mắc bệnh, qua kết quả xét nghiệm là 57,7%.

Không chỉ ở phụ nữ đã có gia đình dễ bị viêm nhiễm (vì không có màng trinh bảo vệ, do không giữ vệ sinh tốt khi có kinh hay giao hợp) mà các bé gái cũng có thể bị nhiễm do mặc quần hở ẩm ướt, chơi đất bẩn gãi gây nhiễm trùng hoặc các mầm bệnh (có cả giun kim từ hậu môn chui qua) gây huyết trắng bệnh lý.


Để chữa trị cần đi khám phụ khoa, xác định đúng nguyên nhân (có khi phải làm xét nghiệm huyết trắng để tìm đúng mầm bệnh) và dùng thuốc phù hợp (nếu bị nấm thì phải dùng đúng thuốc trị nấm, không dùng thuốc nào khác) như là viên uống, viên đặt âm đạo, thuốc rửa phụ khoa. Việc điều trị có khi phải đến vài tháng và nếu đã lập gia đình, có khi phải điều trị cả vợ lẫn chồng

Và việc phòng ngừa bệnh

Điều hết sức quan trọng đối với phụ nữ là phòng ngừa huyết trắng bệnh lý và các bệnh nhiễm trùng sinh dục-tiết niệu nói chung. Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục được xem là yêu cầu hàng đầu bằng cách:

- Năng rửa ráy, vệ sinh sau khi tiêu tiểu.

- Không mặc quần lót quá chật, nên thay quần lót mỗi ngày, giặt, phơi, ủi quần lót sạch sẽ, không để ẩm.

- Vệ sinh kinh nguyệt tốt vì kinh nguyệt là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, mầm bệnh phát triển: nên thay băng vệ sinh thường xuyên, tránh giao hợp khi có kinh nguyệt.

- Giữ vệ sinh sau khi sinh hoạt vợ chồng.

- Giáo dục cho trẻ em gái có ý thức vệ sinh cá nhân ngay từ nhỏ.

Cần xác định, dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ là dung dịch tẩy rửa được bào chế dành riêng cho việc vệ sinh vùng kín, đóng vai trò quan trọng cho việc vệ sinh của phụ nữ, nhất là ở vùng nông thôn ngoại thành, vùng ruộng đồng sông nước. Vì thế, không nên lạm dụng nó.

Các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị trường đã được bào chế phù hợp với độ pH có trong môi trường âm đạo. Chúng được dùng để hỗ trợ trong điều trị viêm nhiễm âm hộ, âm đạo…


Các dung dịch này không gây khô, rát, không thay đổi độ pH, không làm chết vi khuẩn thường trú có lợi. Trong sinh hoạt hàng ngày, khi vấn đề vệ sinh không đạt yêu cầu và bắt đầu có sự viêm nhiễm, có thể sử dụng thuốc rửa phụ khoa để rửa âm hộ âm đạo.

Nhiều thuốc rửa phụ khoa chứa đồng sulfat là hoạt chất sát trùng tại chỗ, có tác dụng diệt các loại vi khuẩn gây bệnh trên da và niêm mạc (như: staphylococcus, streptococcus), trị vi nấm đặc biệt là nấm men candida và trùng roi trichomonas.


Các thuốc rửa phụ khoa đều có chứa tá dược tẩy rửa thích hợp, chứa chất tạo pH lý tưởng cho môi trường âm hộ, âm đạo của phụ nữ. Như có loại chứa acid lactic, lactoserum được xem là thành phần tự nhiên được chiết xuất từ sữa tươi, giúp việc rửa sạch âm hộ, âm đạo

Cần lưu ý, chỉ nên dùng thuốc rửa phụ khoa rửa âm hộ, âm đạo trong một thời gian nhất định để đạt yêu cầu vệ sinh cá nhân hoặc khi nghi ngờ có sự viêm viễm sinh dục dưới (dùng thuốc quá thường xuyên và kéo dài khi không có dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục có thể làm chết đi các vi khuẩn có ích sống tại bộ phận sinh dục có tác dụng bảo vệ chống sự xâm nhiễm của các mầm bệnh).


Không nên dùng thuốc rửa phụ khoa vệ sinh vùng kín quá nhiều lần trong ngày. Khi sử dụng thuốc rửa phụ khoa nếu thấy vùng kín bị nóng rát, đỏ bất thường và khó chịu, nên ngưng sử dụng ngay và nên đến bác sĩ để khám.


Có thể bạn đã bị dị ứng với một thành phần nào đó có trong thuốc rửa. Đặc biệt, nếu dùng thuốc rửa phụ khoa mà huyết trắng bệnh lý vẫn kéo dài nên đi bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị đúng.


Một số phụ nữ trẻ do e ngại việc khám phụ khoa và giấu diếm bệnh khiến huyết trắng bệnh lý, viêm sinh dục kéo dài dẫn đến vô sinh sau này, tức không thể có con trong điều kiện tự nhiên.




PGS Nguyễn Hữu Đức - Sức khỏe Đời sống

15 mẹo vặt hữu ích trong thai kỳ

Giai đoạn mang thai là thời điểm các bà mẹ tương lai thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm lý. Tuy nhiên, cuộc sống xung quanh không dừng lại mà vẫn tiếp tục vận động. Các mẹ vẫn phải đi làm, nấu ăn, xử lý các việc lặt vặt cũng như chuẩn bị sẵn sàng để chào đón em bé.
Có rất nhiều mẹo vặt hữu ích mà phụ nữ mang thai cần biết để giúp cho cuộc sống dễ dàng hơn trong những tháng bầu bí.
Tắm đêm:
Tắm vào buổi tối và ngủ thêm 45 phút vào buổi sáng sẽ giúp ích rất nhiều. Mẹ có thể nghĩ rằng điều này sẽ không tạo nên nhiều khác biệt nhưng thực sự nó giúp mẹ có cảm giác đã ngủ đủ.
Làm việc lặt vặt buổi trưa:
15-meo-vat-huu-ich-trong-thai-ky
Nếu mẹ có công việc toàn thời gian thì mẹ có thể làm được rất nhiều việc lặt vặt vào buổi trưa trước khi cảm thấy quá mệt mỏi. Khi về nhà mẹ không phải làm nhiều việc nữa và có thể thư giãn hoặc chơi với mấy nhóc ở nhà.
Tập thể dục để tăng năng lượng:
Một chút thể dục nhẹ nhàng có thể làm tăng năng lượng nhiều hơn bất kỳ giấc ngủ ngắn nào.
Duy trì mối quan hệ tốt với sếp:
Nên trao đổi với sếp về tình trạng mang bầu hiện tại. Có thể mẹ sẽ bị chậm đi đôi chút trong công việc. Thời gian nghỉ xả hơi ngắn sẽ giúp ích rất nhiều đấy. Do đó, mẹ cần có sự cảm thông và chia sẻ của sếp và đồng nghiệp.
Nghỉ trưa trong giờ ăn:
Sử dụng khoảng thời gian ăn trưa để nghỉ ngắn, chỉ cần 20 phút đã là một khoảng thời gian tuyệt vời.
Tìm hiểu các quyền lợi tại nơi làm việc:
Cần phải tìm hiểu về quyền lợi của thai phụ trong công ty. Trong trường hợp bạn bị suy nhược, ốm nghén trầm trọng, một số công ty cho phép nghỉ để qua giai đoạn khó khăn này và có thể trở lại làm việc vào giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng.
Chăm sóc bản thân:
Cắt móng tay, tắm trong bồn có nhỏ vài giọt tinh dầu hoặc chăm sóc da mặt tại spa có thể giúp lấy lại sức sống cho tinh thần của bạn trong quãng đường dài phía trước.
Nuông chiều bụng mẹ:
Thoa dầu massage thiên nhiên lên bụng mỗi ngày sau khi tắm là một cách để ngăn ngừa vết rạn da. Đó cũng là cách để mẹ cảm thấy thoải mái và thư giãn.
15-meo-vat-huu-ich-trong-thai-ky1
Chăm sóc bản thân để thấy luôn khỏe khoắn và yêu đời

Đầu tư vào một cái gối đầu xịn:

Mẹ sẽ ngủ tốt hơn nếu có một cái gối tốt. Có thể cuộn gối lại để kê khi nằm nghiêng. Một chồng gối cũng có thể giúp chống đỡ cơ thể cho những đêm bị ợ nóng.
Nhờ giúp đỡ để chuẩn bị phòng cho bé:
Sao mẹ không nhờ bạn bè đến giúp sắp xếp phòng trẻ, sơn phết và lắp ráp đồ nội thất? Chỉ cần là người yêu con nít, bạn bè của bạn sẽ rất hào hứng được giúp một tay đấy.
Mượn quần áo bầu:
Mẹ có thể mặc những bộ quần áo bầu mà bạn bè tặng hoặc cho mượn. Như thế sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với việc chi một khoảng lớn vào loại quần áo mà mẹ không mặc lâu dài.
Sử dụng đồ dùng một lần:
Vào đầu tam cá nguyệt thứ ba, mẹ có thể sử dụng dĩa giấy, ly giấy và dao kéo loại dùng một lần. Vào ngày mẹ lâm bồn, mẹ có thể ăn uống với các vật dụng này, giống như tổ chức dã ngoại ngay tại bàn ăn. Việc này giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng vì mẹ sẽ không phải lau dọn và rửa chén sau đó. Đây cũng là cách hay khi mẹ có em bé.
Ghi chép:
Có khả năng mẹ sẽ hay quên trong suốt thai kỳ như thể mẹ là người ngốc nhất quả đất. Vì vậy, mẹ nên ghi chú vào một cuốn sổ tay, viết vào đó từ những điều vụn vặt nhất. Điều này sẽ thật sự hữu ích đấy.
Chia sẻ vui buồn:
Tâm sự với những bà mẹ tương lai khác hoặc những mẹ đã có con nhỏ sẽ giúp mẹ luôn tươi tỉnh và yêu đời.
Bộc lộ cảm xúc:
Đừng sợ thể hiện các cảm xúc thất thường khi mang thai. Phụ nữ mang thai giàu cảm xúc là điều hoàn toàn dễ hiểu nên không có gì phải ngại cả.
Hy vọng những mẹo nhỏ này sẽ giúp các mẹ bầu giảm căng thẳng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và giúp mẹ giữ được niềm vui với việc mang thai bé. Còn mẹ, mẹ có bí quyết gì hay muốn chia sẻ với các chị em không nhỉ?
Theo ST - Phununews.vn

Tiết lộ bí kíp giúp nàng “nói không” với viêm âm đạo

Theo Hải Yến - Kiến thức

Bà bầu ăn ngao được không?

Bà bầu ăn ngao rất tốt cho cơ thể. Nghiên cứu đã chứng minh, ngao không những an toàn mà còn rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai.

Bà bầu ăn ngao được không?
Ngao là thực phẩm không còn xa lạ trong bữa ăn của mỗi gia đình. Có nhiều cách chế biến ngao như ngao nấu canh, ngao hấp, ngao xào… Có người lo ngại ngao không an toàn cho bà bầu, tuy nhiên, nghiên cứu đã chứng minh, ngao không những an toàn mà còn rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai.
Ngao rất nhiều phôtpho, chất cần cho sự hình thành xương, răng của bào thai. Ngoài ra, phôtpho cũng cần thiết cho cơ thể mẹ sử dụng hiệu quả các nguồn vitamin.
Bà bầu ăn ngao được không?
Bà bầu ăn ngao được không?
- Hàm lượng protein trong ngao cao hơn nhiều so với thịt. Nó giúp xây dựng các mô bào thai, ngăn ngừa béo phì ở phụ nữ mang thai vì đây là loại protein ít kalo.
- Ngao cung cấp phốt pho, sắt, protein cho bà bầu.
- Ngao còn là nguồn phong phú của chất sắt, rất tốt cho phụ nữ mang thai vì họ dễ bị thiếu máu.
- Lượng kali trong ngao giúp người mẹ duy trì huyết áp và ổn định chức năng của tim.
- Ngao còn giàu vitamin A, giúp người mẹ có làn da khỏe mạnh, cũng như hỗ trợ phát triển thị giác, xương ở bào thai.
- Ngao cũng giúp duy trì cholesterol khỏe mạnh trong cơ thể bà bầu. Không những thế, ngao còn giàu axit béo omega 3, rất cần thiết trong thời kỳ mang thai.
Món ngon từ ngao rất tốt cho bà bầu
Cháo ngao
Nguyên liệu:
- Ngao: 1 kg
- Cháo trắng: 1 bát
- Hành, rau răm
- Hành khô: phi thơm
- Gia vị: dầu ăn, bột nêm, mì chính, hạt tiêu.
Cách làm:
Ngao rửa sạch.
Cho ngao vào nồi luộc chín đến khi ngao há miệng.
Nhặt lấy phần ruột, ngạn phần nước trong. Ruột ngao ướp ½ thìa bột nêm, 1 thìa hạt tiêu (nếu nhà có bé thì không cần cho hạt tiêu nhé).
Hành, dăm nhặt bỏ gốc rửa sạch thái nhỏ.
Phi hành thơm với dầu ăn cho ngao vào xào săn.
Đổ phần nước ngao vừa đủ với lượng cháo đã nấu từ trước rồi đun sôi, hạ bớt lửa đun liu riu đến khi hạt cháo mềm nhuyễn và sánh. Nêm gia vị vừa miệng.
Cuối cùng thêm hành, rau răm.
Cho cháo ngao ra bát dùng, thêm ít hành phi giòn và ăn cùng quẩy cũng sẽ rất ngon.
Ngao hấp gừng
Nguyên liệu:
- 1½ chén nước - gừng tươi, gọt vỏ, thái chỉ - 450g ngao, sửa sạch
- 1 muỗng canh rượu gạo - Muối - Hạt tiêu trắng
Cách làm:
Cho nước vào đun sôi rồi thả gừng và ngao vào.
Đậy nắp nồi lại và đun trong 3 - 5 phút hoặc cho đến khi ngao mở miệng.
Thêm rượu, muối và hạt tiêu. Cho ngao hấp gừng ra bát và thưởng thức ngay nhé!
Chú ý cho bà bầu khi ăn ngao
Tuyệt đối không ăn ngao chưa nấu chín. Không chỉ ngao mà bất kỳ đồ ăn nào chưa được nấu chín cũng phải hoàn toàn tránh xa trong thời kỳ mang thai.
Ngao thường được người dân lấy từ ven biển nên dễ bị ô nhiễm bởi các chất có trong nước biển. Do đó, có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Ngao dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus, có thể gây dị ứng cho bà bầu.
Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

Chớ coi thường nhiễm khuẩn sau sinh

Hiện nay, nhờ có kháng sinh cũng như điều kiện sinh hoạt được nâng cao nên nhiễm khuẩn sau sinh nặng cũng được cải thiện nhưng vẫn gặp ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Nguyên nhân gây bệnh
Tất cả các vi khuẩn thông thường: liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, vi khuẩn yếm khí... đều có thể gây bệnh. 
Chúng thường xuyên có mặt ở môi trường xung quanh ta, khi gặp điều kiện thuận lợi (như khi thăm khám đỡ đẻ, làm các thủ thuật sản khoa mà tay và dụng cụ không tiệt khuẩn), chúng xâm nhập cơ thể qua các tổn thương sây sát ở âm hộ, âm đạo hoặc vùng rau bám ở đáy tử cung. 
Mức độ nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ tùy theo sức khỏe của sản phụ, tùy theo độc tính của loại vi khuẩn (thường tụ cầu vàng có đặc tính cao) và tính kháng kháng sinh của chúng tùy theo bệnh được phát hiện và điều trị sớm hay muộn.
Chớ coi thường nhiễm khuẩn sau sinh 1
​Thăm khám và theo dõi sức khỏe của sản phụ sau sinh.
Dấu hiệu nhận biết
Tùy theo vị trí cư trú của vi khuẩn gây bệnh, chúng ta có thể gặp các hình thái nhiễm khuẩn sau:
Nhiễm khuẩn ở vùng tầng sinh môn, âm hộ làm cho vùng này phù nề, sưng to, vết khâu tầng sinh môn có mủ.
Nhiễm khuẩn ở âm đạo, cổ tử cung làm cho sản phụ ra rất nhiều dịch có mùi hôi, khi thăm khám sản phụ rất đau đớn.
Nhiễm khuẩn ở tử cung tuy gặp ít nhưng nặng hơn, sản phụ ra nhiều dịch có mùi hôi thối, có khi ra máu, khi khám tử cung rất đau mỗi khi đụng tới.
Nhiễm khuẩn phần phụ (vòi trứng, buồng trứng, các dây chằng) diễn biến thường kéo dài, dễ thành mạn tính nếu không điều trị đến nơi đến chốn.
Viêm phúc mạc tiểu khung và viêm phúc mạc toàn bộ nếu vi khuẩn từ bộ máy sinh dục xâm nhập tiểu khung và ổ bụng. Đây là hình thái rất nguy hiểm, phải mổ dẫn lưu mủ, dễ để lại di chứng sau mổ.
Viêm tắc tĩnh mạch tiểu khung hay tĩnh mạch chi dưới làm cho chân bị phù to, nóng và đau. Hình thái này có thể gây tử vong đột ngột nếu cục máu đông di chuyển lên tim gây nhồi máu cơ tim, lên não gây nhồi máu não, đến phổi gây tắc mạch phổi.., do đó phải sớm cố định và băng ép chi bị viêm tắc.
Ngoài ra, vi khuẩn có thể từ cơ quan sinh dục đi thẳng vào máu gây nhiễm khuẩn huyết - một hình thái nặng khó điều trị, tử vong rất cao.
Làm gì khi bị nhiễm khuẩn sau sinh?
Bình thường, sau khi sinh sản phụ cảm thấy dễ chịu khoan khoái, tử cung co hồi dần, sản dịch ra ít và nhạt màu dần và hết hẳn sau hai tuần. 
Nếu sau khi sinh 3 - 4 ngày, sản phụ sốt 38 - 390C, tử cung co hồi chậm, sản dịch ra ít như bị ứ lại hoặc có mùi hôi, ấn vào tử cung và di động tử cung đau phải nghĩ tới nhiễm khuẩn sau sinh. 
Nếu nhiễm khuẩn tầng sinh môn và âm hộ, nên rửa sạch tầng sinh môn, âm hộ bằng nước sát khuẩn, cắt chỉ sớm nếu có khâu tầng sinh môn, dùng kháng sinh tại chỗ và toàn thân.
Nhiễm khuẩn ở âm đạo, cổ tử cung nên dùng gạc đã tiệt khuẩn lau sạch âm đạo, cổ tử cung hàng ngày và đặt kháng sinh trong âm đạo.
Nếu nhiễm khuẩn ở tử cung phải nạo kiểm tra xem có sót rau, sót màng rau không.
Lời khuyên của thầy thuốc
Chị em cần phải có ý thức giữ vệ sinh trong thời kỳ mang thai, nhất là những ngày gần đẻ. Không được tắm ngâm mình trong nước hồ, ao bẩn. Nếu bị nhiễm khuẩn ngoài da (mụn nhọt) nhất là ở vùng sinh dục thì cần đến cơ sở y tế khám và chữa trị ngay. 
Tất cả thai phụ cần phải đến sinh con ở nhà hộ sinh xã và phải được theo dõi sau sinh tại trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc khoa sản bệnh viện. 
Sau khi sinh phải được theo dõi 1 - 5 ngày, nếu ổn định mới được về nhà. Khi về nhà nếu thấy có các triệu chứng bất thường (ra nhiều dịch mủ, ra máu kéo dài, sốt, đau vùng bụng dưới...) thì phải đến khám ngay ở cơ sở y tế.
Nữ hộ sinh và y sĩ khi thăm thai, đỡ đẻ, làm các thủ thuật sản khoa phải thực hiện đúng quy tắc vô khuẩn. Thật hạn chế các trường hợp phải đưa tay vào buồng tử cung (như kiểm soát tử cung, bóc rau nhân tạo...). Trường hợp có chỉ định, phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.
Theo BS Nguyễn Kim Dung - Sức khỏe và Đời sống

"Đèn đỏ" kéo dài: Mối nguy tiềm ẩn

Rong kinh là tình trạng chu kỳ "đèn đỏ" của bạn kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 80ml.

Ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt của các bạn gái thường không đều và hiện tượng rong kinh ở giai đoạn này không mấy lo ngại. Tuy nhiên, sau khi hệ sinh sản của các bạn gái đã hoàn thiện, chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra đều đặn hàng tháng trong khoảng từ 3 - 4 ngày và lượng máu mất trong mỗi chu kỳ chỉ khoảng 50 - 70ml. Lúc này, nếu bạn vẫn có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn và tình trạng rong kinh kéo dài, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của bạn.
Rong kinh là tình trạng chu kỳ "đèn đỏ" của bạn kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 80ml. Tình trạng này có thể là do rong kinh cơ năng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của 1 số bệnh lý nguy hiểm của hệ sinh sản. 
Vì thế, nếu bạn thường xuyên có chu kỳ "đèn đỏ" kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 80ml hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin dưới đây để chăm sóc và điều trị tốt nhất cho tình trạng rong kinh của bạn nhé!
 - 1
Nếu sau tuổi dậy thì bạn vẫn bị rong kinh thì cần được bác sĩ thăm khám và điều trị
Hiểu rõ hơn về tình trạng rong kinh
Nguyên nhân gây rong kinh: Bạn có thể bị rong kinh cơ năng ( là tình trạng hành kinh kéo dài trên 7 ngày mà không do những tổn thương đang có ở tử cung hoặc buồng trứng) nhưng đó cũng có thể là hiện tượng rong kinh thực thể (là tình trạng rong kinh do có tổn thương ở tử cung hay buồng trứng, như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang...). Nguyên nhân của tình trạng rong kinh được phân loại cụ thể như sau:
- Rong kinh cơ năng có hai loại nguyên nhân chính:
+ Rối loạn đông máu: Chủ yếu là bệnh huyết sinh (hemogenia), biểu hiện bằng thời gian chảy máu kéo dài và rong kinh ngay từ kỳ hành kinh đầu tiên.
+ Rối loạn nội tiết: Chủ yếu là tình trạng không phóng noãn, nguyên nhân khá phức tạp, có thể do vùng dưới đồi, tuyến yên hoặc buồng trứng.
- Rong kinh thực thể do những nguyên nhân sau:
+ Là biểu hiện có 1 số bệnh phụ khoa như: viêm bộ phận sinh dục, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung...
Dấu hiệu của tình trạng rong kinh: dấu hiệu rõ ràng nhất của tình trạng này là kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu đã mất sẽ nhiều hơn 80ml. Bạn có thể cảm nhận rõ ràng về việc lượng máu chảy nhiều hơn, có thể xuất hiện các cục máu đông trong kỳ "đèn đỏ". Đồng thời bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng thiếu máu rõ hơn như mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, xanh xao, yếu cơ, và khó thở...
 - 2
Để biết chắc chắn tình trạng rong kinh của bạn là cơ năng hay thực thể bạn cần được bác sỹ thăm khám và làm xét nghiệm đầy đủ
Cách chuẩn đoán tình trạng rong kinh: Để biết chắc chắn tình trạng rong kinhcủa bạn là cơ năng hay thực thể, bạn cần tiến hành các xét nghiệm và thăm khám sau:
- Xét nghiệm công thức máu;
- Xét nghiệm Pap;
- Sinh thiết nội mạc tử cung;
- Siêu âm;
- Chụp tử cung vòi trứng;
- Nội soi buồng tử cung.
Rong kinh ngày càng phổ biến, khiến chị em có phần lơ là, cho rằng nó không nguy hiểm. Trên thực tế, rong kinh gây nhiều hậu quả nghiêm trọng vì kể cả khi nó chỉ là rong kinh cơ năng, nó cũng làm cho cơ thể bạn thiếu máu do thiếu chất sắt. 
Về lâu về dài, rong kinh không được điều trị sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là cho những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Với rong kinh thực thể, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vì thế, chị em đừng coi thường khi bị rong kinh, hãy thăm khám sớm để được điều trị đúng cách và đạt hiệu quả sớm.
Điều trị rong kinh tạm thời và hiệu quả bằng thuốc
Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): các loại thuốc này có thể giúp cơ thể giảm tổng hợp prostaglandin, chất có liên quan đến co thắt và xuất huyết tử cung vì thế có thể giảm 20-49% lượng máu mất để tình trạng rong kinh diễn ra nhẹ nhàng hơn cho đến khi giảm hẳn.
Tuy nhiên, bạn không nên tự tiện dùng thuốc vì chúng có thể có tác dụng phụ cho dạ dày như buồn nôn, nôn mửa, dạ dày hoặc loét dạ dày... Phụ nữ bị rối loạn thận hoặc gan hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu cần cho bác sỹ biết tình trạng bệnh trước khi bác sỹ kê sử dụng thuốc NSAIDs.
 - 3
Thuốc tránh thai hằng ngày có thể điều trị được tình trạng rong kinh
Sử dụng thuốc bổ sung sắt: Với những người bị rong kinh thì việc bổ sung sắt là việc không thể không làm để ngăn ngừa và điều trị tình trạng thiếu máu. Bạn có thể bổ sung sắt bằng dạng viên nén 1 lần mỗi ngày sau bữa ăn để tránh táo bón. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm giúp bổ sung chất sắt cho cơ thể như thịt bò, rau bina, ngũ cốc, các loại sò, hạt bí....
Thuốc có tác dụng cầm máu axit tranexamic: đây là thuốc được dùng được sử dụng rộng rãi để điều trị các rối loạn xuất huyết, trong đó có rong kinh. Tranexamic Acid kích thích sự hình thành các cục máu đông, do đó làm giảm sự chảy máu quá mức gây ra bởi chứng rong kinh.
Bạn không nên tự tiện mua thuốc uống vì nó có nhiều tác dụng phụ như: đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, đau lưng hoặc đau cơ... Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch cần thông báo với bác sỹ trước khi uống các loại thuốc cầm máu này.
Dùng thuốc tránh thai hằng ngày: thuốc tránh thai có thể điều trị rong kinh vì chúng hoạt động theo cơ chế ức chế các hormone FSH ở tuyến yên để ngăn sự rụng trứng. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ để sử dụng hiệu quả nhất phương pháp này nhé!
Theo Hương Giang - Khám phá

Món ăn thuốc giúp an thai

Phụ nữ có thai, thai động cảm thấy như thai sa xuống, hoặc hơi mỏi lưng, đau bụng và trong âm đạo có chút huyết dịch chảy ra gọi là thai động không yên (động thai).

Nếu cứ đau liên tục, huyết ra nhiều, mỏi lưng, đau bụng dữ dội mà sẩy thai thì gọi là đọa thai hoặc tiểu sản hoặc bản sản. Nếu sau khi sẩy thai hoặc đẻ non, lần sau có thai cứ đúng kỳ lại sẩy thì gọi là hoạt thai.
Món ăn thuốc giúp an thai
​Đỗ trọng.
Phụ nữ có thai mà thai động, không yên thường là dấu hiệu của sẩy thai hoặc đẻ non. Ngoài ra, trong lúc mang thai mà âm hộ thường ra huyết hoặc huyết nhỏ ra từng giọt dầm dề không dứt, hiện tượng đó gọi là thai lậu. Nếu lậu huyết lâu ngày cũng có thể làm cho thai không vững, thậm chí dẫn đến đọa thai hoặc tiểu sản.
Nguyên nhân thai động, đọa thai, tiểu sản hoặc đẻ non do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:
Khí huyết hư nhược: có thai ra huyết từng giọt, lưng mỏi, bụng trướng hoặc đau, sắc mặt xanh, da khô, miệng nhạt, không muốn ăn, thai động.
Tỳ hư: thai động, sa xuống, lưng mỏi, bụng trướng yếu sức, tinh thần mệt mỏi, đại tiện lỏng, ra khí hư.
Thận hư: thai động không an, lưng mỏi, chân tay yếu, đầu váng, tai ù, đái són.
Can uất khí trệ: thai động, bụng đau, âm hộ ra huyết, ngực sườn trướng đau, tinh thần uất ức.
Âm hư huyết nhiệt: người gầy, sắc khô, phiền nhiệt, hai gò má đỏ, lòng bàn tay chân nóng, bụng đau, thai động.
Ngoài ra còn có thể do té ngã làm động thai, sẩy thai.
Để phòng động thai, sẩy thai ngay từ khi có thai nên ăn uống bồi bổ đúng cách như dưới đây:
Cháo gạo nếp đảng sâm, đỗ trọng: Cho 2 vị thuốc vào trong túi vải, cho cùng với gạo nếp vào nồi, cho nước vào nấu thành cháo là ăn được. Mỗi ngày 2 - 3 lần.
Canh hạt sen, trần bì, tô ngạnh: hạt sen 60g, tô ngạnh 10g, trần bì 6g, hạt sen bóc vỏ bỏ tâm cho vào nồi, cho nước đun chín được 4, 5 phần thì cho tô ngạnh, trần bì vào, đến khi hạt sen chín kỹ là được.
Áo ngô: sau khi có thai, mỗi ngày dùng áo ngô sắc uống, đến đúng thời kỳ đã bị sẩy thai lần trước thì tăng lượng lên gấp đôi, uống đến khi đẻ mới thôi.
Canh trứng gà ngải cứu: lá ngải 50g, trứng gà 2 quả, đường trắng một ít. Lá ngải cho nước vừa đủ nấu canh, đập trứng vào đun chín, cho đường trắng vào khuấy tan. Hàng ngày uống trước khi đi ngủ.
Canh gà mái, cá mực: gà mái 1 con (làm thịt, rửa sạch) cá mực kén 1 con cho nước vào hầm nhừ, lấy nước canh đặc, cho 90 - 150g gạo nếp vào nấu chín, cho muối gia vị vào ăn. Thịt gà, cá mực khô ăn bất cứ lúc nào. Sau khi mang thai nên ăn thường xuyên, lượng không hạn chế, qua thời kỳ bị sẩy thai thường xuyên thì ngừng ăn.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung - Sức khỏe và Đời sống

Lưu ý cần biết khi sử dụng các biện pháp phá thai

1. Phá thai 3 tháng đầu
Là các phương pháp chấm dứt thai nghén đối với thai từ 6 tuần đến hết 12 tuần, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng.
Khi thai nhi được 3 tháng đầu, thai phụ có thể lựa chọn hai phương pháp phá thai bao gồm phá thai bằng thuốc và hút thai.
Thai nhi ba tháng đầu có thể được phá thai bằng thuốc hay hút thai. Ảnh minh họa.
Là phương pháp dùng phối hợp hai loại thuốc là Mifepristone và Misoprostol để chấm dứt thai nghén.
Theo đó, thuốc phá thai sẽ làm cho thai ngừng phát triển và gây co bóp dạ con để đẩy thai ra ngoài như bị sảy thai. Phương pháp này có hiệu quả chấm dứt thai nghén tới 96 - 98%.
Lưu ý: Theo quy định của Bộ Y tế, phương pháp phá thai bằng thuốc phải do bác sĩ đã được đào tạo thực hiện và chỉ được thực hiện ở tuyến tỉnh. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc và sử dụng.
Quá trình phá thai bằng thuốc diễn ra như thế nào?
- Nhân viên y tế sẽ đưa cho bệnh nhân uống một viên thuốc để làm cho thai ngừng phát triển.Sau khi uống viên thuốc này, bệnh nhân có thể thấy ra máu âm đạo. Hãy sử dụng băng vệ sinh như khi có kinh nguyệt.
- Sau 2 ngày (48h), bệnh nhân cần quay lại cơ sở y tế để uống 2 viên thuốc khác và ở lại cơ sở y tế trong vòng 4h.
- Thông thường, trong vòng từ 30 phút đến 4h sau khi uống loại thuốc thứ hai này, bệnh nhân sẽ đau bụng, ra máu nhiều và ra máu cục khi thai bị đẩy ra ngoài. Nếu bị ra máu ướt đẫm 2 băng vệ sinh dày trong 1h và kéo dài 2h liền, cần liên lạc ngay với nhân viên y tế.
- Một số trường hợp có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy hoặc bị nôn trong quá trình uống thuốc phá thai. Dù điều này không dễ chịu nhưng không phải là vấn đề lớn và hết dần mà không cần phải điều trị.
- Nếu bị đau đầu hoặc chóng mặt sau khi uống thuốc phá thai, hãy uống nhiều nước hoặc nước hoa quả.
Hút thai: Là một thủ thuật sử dụng dụng cụ hút chân không để chấm dứt thai nghén.
Khi sử dụng phương pháp này, thai trong buồng tử cung được hút ra ngoài qua ống hút vào một bơm hút, có hiệu quả chấm dứt thai nghén đến 98%.
Quá trình hút thai diễn ra như thế nào?
- Nhân viên y tế sẽ tiến hành khám thai bằng hai tay, rồi sau đó sát khuẩn bộ phận sinh dục. Bệnh nhân có thể thấy hơi đau hoặc khó chịu ở phần bụng dưới. Nếu bạn hít thở sâu và thả lỏng các cơ, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Tiếp theo, nhân viên y tế sẽ đưa mỏ vịt hoặc van âm đạo vào trong âm đạo. Bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi tức ở nơi đặt mỏ vịt do âm đạo bị căng ra.
- Nhân viên y tế sẽ tiến hành tiêmthuốc giảm đau ở cổ tử cung và sẽ dùng dụng cụ hút chân không để hút thai.
- Bệnh nhân sẽ tỉnh táo trong suốt thời gian làm thủ thuật và thấy đau. Thông thường sẽ có một nhân viên y tế đứng nói chuyện, vỗ về và động viên bạn trong khi làm thủ thuật. Hãy cố gắng thả lỏng các cơ và nói chuyện, bệnh nhân sẽ cảm thấy đỡ đau hơn và nhân viên y tế sẽ tiến hành thủ thuật dễ dàng hơn.
- Bệnh nhân có thể cảm thấy đau hơn khi thủ thuật gần kết thúc do tử cung co lại. Tuy nhiên, cơn đau sẽ giảm đi ngay sau khi thủ thuật hoàn tất.
- Thông thường, quá trình phá thai sẽ kéo dài trong khoảng 5 - 10 phút. Sau đó, bệnh nhân sẽ được đưa về nghỉ tại phòng sau thủ thuật.
2. Phá thai ba tháng giữa bằng phương pháp nong và gắp
Phương pháp phá thai này dùng cả thuốc và dụng cụ để chấm dứt thai nghén và được thực hiện đối với thai từ 13 - 18 tuần, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
- Phương pháp này chỉ an toàn khi người cung cấp dịch vụ là các cán bộ y tế đã được đào tạo và có đủ kỹ năng thực hiện thủ thuật tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện. Tuy nhiên, bệnh nhân có nguy cơ gặp tai biến trong quá trình phá thai cao hơn khi phá thai ba tháng đầu.
Quá trình phá thai bằng phương pháp nong và gắp:
- Bệnh nhân sẽ được ngậm viên thuốc vào bên trong má (giữa má và lợi) để làm mềm cổ tử cung và đợi vài giờ để thuốc có tác dụng. Sau đó,có thể thấy ra máu và đau bụng sau khi ngậm thuốc.
- Sau 4 tiếng, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng thủ thuật và được dùng thuốc giảm đau.
- Nhân viên y tế sẽ nong cổ tử cung, dùng dụng cụ để hút và gắp thai ra.
- Bệnh nhân sẽ tỉnh táo trong lúc làm thủ thuật và cảm thấy đau do tử cung co lại. Thông thường, sẽ có nhân viên y tế đứng nói chuyện, vỗ về và động viên bạn trong khi làm thủ thuật. Hãy cố gắng thả lỏng cơ thể và nói chuyện, bạn có thể thấy bớt đau hơn.
- Thông thường, quá trình phá thai sẽ hoàn tất trong khoảng 10 -15 phút. Sau đó, bạn sẽ được đưa về nghỉ tại phòng sau thủ thuật.
5 điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc phá thai
- Tránh sử dụng thuốc phá thai nhiều lần bởi đây là nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này.
- Chị em nào có thể sử dụng thuốc để phá thai?
Theo các bác sĩ chuyên khoa của một phòng khám đa khoa ở Hà Nội, những chị em có thể sử dụng phương pháp phá thai bằng thuốc thường nằm trong độ tuổi từ 18 - 40 tuổi, có tuổi thai cần phá bỏ từ 39 - 49 ngày, 3 tháng chu kỳ kinh nguyệt trước đó bình thường và không sử dụng thuốc steroid.
- Những chị em chống chỉ định phá thai bằng thuốc:
+ Mắc các bệnh về tuyến thượng thận
+ Bệnh tiểu đường
+ Bệnh tim
+ Bệnh nội tiết
+ Bệnh hen suyễn
+ Bệnh tăng nhãn áp
+ Chức năng gan bất thường
+ Chửa ngoài tử cung
+ U xơ tử cung
+ Ung thư vú, ung thư buồng trứng
+ Người có sức đề kháng kém, sức khỏe không đảm bảo.
- Những việc cần làm trước khi phá thai bằng thuốc
Chị em cần thực hiện các biện pháp siêu âm để chắc chắn là đã mang thai, không mắc phải thai ngoài tử cung. Cần chú ý đến trọng lượng và kích thước thai để xem có nên phá thai bằng thuốc hay không.
Ngoài ra, thai phụ cũng cần kiểm tra, xét nghiệm và siêu âm các bộ phận khác trong hệ thống sinh sản cũng như toàn bộ cơ thể để phát hiện những bất thường đang gặp phải, nhằm mục đích xử lý an toàn trước khi tiến hành dùng thuốc phá thai.
- Lưu ý khi dùng thuốc
+ Uống đúng trình tự các loại thuốc
+ Uống thuốc theo chỉ dẫn và giám sát của bác sĩ chuyên khoa
+ Sau 2 tuần (kể từ khi uống viên thuốc thứ 2), thai phụ cần quay lại cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra hiệu quả
+ Để ý các biến chứng có thể gặp phải sau phá thai bằng thuốc để báo cáo kịp thời cho bác sĩ và xử lý kịp thời.
Để phòng tránh những tai biến có thể xảy ra sau khi phá thai, các chị em nên chú ý để không bị mang thai ngoài ý muốn.
Theo PV - Đời sống và Pháp luật

Những bài thuốc hay chữa nóng trong khi mang thai

Mẹ bầu bị nóng trong khi mang thai không những không tốt cho sức khỏe của mình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Theo Tuyết Mai - Kiến Thức

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons