1. Tự ý dùng thuốc nội tiết kéo dài
Hiện nay, rất nhiều chị em, đặc biệt là
những người trên 40 tuổi đã vội vàng và tự ý dùng các thuốc thay thế nội
tiết, với mục đích nhằm trẻ hóa, kéo dài thời gian kinh nguyệt, chất
lượng cuộc sống vợ chồng. Họ thường mua và uống theo phong trào, theo
kiểu: “Các chị, các cô ở cùng cơ quan ai cũng dùng như thế”.

Theo Bác sĩ sản khoa Nguyễn Thị Tân
Sinh, nhu cầu được kéo dài tuổi thanh xuân là hoàn toàn chính đáng.
Nhưng các thuốc thay thế nội tiết chỉ được sử dụng trong thời gian nhất
định theo chỉ định của thầy thuốc, khi đã loại trừ các yếu tố nguy cơ.
Nếu không, đây sẽ là một nguy cơ gia tăng ung thư vú.
2. Thường xuyên làm việc ban đêm
Theo BS Tân Sinh, với những người thường
xuyên phải làm việc ban đêm - rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng
đã chứng minh - có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Họ có thể là những
người quét đường, công nhân làm ca kíp, thậm chí các nhân viên y tế.

Ban đêm là thời gian để cơ thể nghỉ
ngơi, tái tạo các tế bào theo cơ chế sinh học bình thường. Thế nhưng khi
làm việc, họ vẫn bị ánh sáng chiếu, làm gia tăng sự biến đổi bất thường
của tế bào dẫn đến ung thư.
3. Quá “tích cực” bôi kem chống nắng
Tình trạng chị em quá “tích cực” bôi kem
chống nắng, che chắn quá kỹ khi ra đường vì sợ ung thư da, sợ má không
còn hồng, da không còn mịn dưới ánh sáng mặt trời đang diễn ra phổ biến.
Điều đó dẫn đến cơ thể thiếu vitamin D, và cũng là một nguy cơ đối với ung thư vú.

Chị em phụ nữ đương nhiên có quyền làm
đẹp. Tuy nhiên, khi sử dụng hóa mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, khử mùi cần có
sự chọn lọc. Các nghiên cứu đã chứng minh, hóa mỹ phẩm càng ít mùi thơm
càng an toàn, bởi trong các hóa chất tạo mùi thơm thường là các benzen
vòng có nguy cơ gây ung thư.
4. Thói quen lạm dụng đồ ăn nhanh
Thói quen lạm dụng đồ ăn nhanh, ít vận
động dẫn đến béo phì được coi là nguy cơ rất cao. Nội tiết tố nữ không
chỉ sinh ra từ buồng trứng mà còn từ các mô mỡ. Chính vì thế, ở những
người phụ nữ thừa cân, béo phì, hàm lượng estrogen cao cũng có thể kích
thích tế bào vú trở thành ung thư.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy ở những người có nguy cơ cao, thậm chí ở những người đã bị ung thư vú
rồi, việc tập thể thao 4-7 giờ/tuần thì giảm hẳn mức độ nguy cơ hoặc
tình trạng bệnh so với người không tập, hoặc tập ít hơn 4 giờ/tuần. Các
bài tập này nhiều khi đơn giản chỉ là đi bộ, hoặc các động tác vận động
phù hợp với cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ ung thư vú
từ lâu đã được nói đến là tuổi tác, phụ nữ không có con hoặc sinh con
muộn, không cho con bú, từng có bệnh vú lành tính, có người thân bị ung
thư, dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn. Nhưng những thói quen mới trong
cuộc sống nói trên cũng làm gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Hiện nay,
đây vẫn là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, gây tử vong hàng đầu ở
Việt Nam. Việc phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn I và II có thể chữa khỏi
cho 90% ca bệnh. Nhưng để bệnh ở giai đoạn III và IV, tỉ lệ sống được 5
năm chỉ còn khoảng 20%. Do đó, chị em cần có ý thức về phát hiện sớm
bệnh, thông qua việc tự khám vú, chụp X – quang, siêu âm, và gần đây là
xét nghiệm phát hiện gen BRCA1, BRCA2 và p53 đột biến, nhất là sau độ
tuổi 35. Kèm theo đó là duy trì cân nặng hợp lý, tích cực hoạt động thể
chất, chế độ ăn lành mạnh, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn.
Cũng theo PGS - TS Đoàn Hữu Nghị, chuyên
gia U bướu và xạ trị: Phác đồ kết hợp cả 5 phương pháp phẫu thuật, xạ
trị, hóa trị, nội tiết, điều trị đích có thể khỏi 50-85% ca bệnh ở mọi
giai đoạn. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm có thể bảo tồn vú, thay đổi quá
trình điều trị và luôn có thể đem lại chất lượng sống cho người bệnh
hơn.
D.Hải
0 nhận xét:
Đăng nhận xét