Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

10 thắc mắc của phụ nữ trong năm đầu làm mẹ

1. Chất thải có trong tã lót trẻ nói lên điều gì?
Màu sắc và cấu trúc phân của trẻ có thể thay đổi từng ngày tùy thuộc vào quá trình phát triển của cơ thể và sức khoẻ hệ thống tiêu hóa. Ví dụ, đậm đặc và màu mù tạt hoặc nâu mềm mại hoặc cũng có thể là xanh lá cây..., tất cả các màu này cho thấy đứa trẻ phát triển bình thường. Những người mới làm mẹ lần đầu chưa có kinh nghiệm không nên bối rối, nếu thấy màu sắc khác thường, hãy hỏi những người phụ nữ có kinh nghiệm, nếu không yên tâm có thể tư vấn bác sĩ. Lưu ý, mọi nội dung có trong tã lót của bé đều có thể phản ánh sức khỏe của trẻ, lẫn ăn uống của người mẹ, cần biết sớm để tư vấn và khắc phục.
2. Làm thế nào để biết trẻ đã no?
Giai đoạn cho con bú, để biết trẻ đã no hay chưa có thể áp dụng kinh nghiệm đơn giản, như: trẻ ướt tã khoảng 4 - 5 lần và đi tiêu 2 - 3 lần mỗi ngày là đủ. Đối với nhóm dùng sữa công thức hay bú bình, số lượng ướt tã và đi tiêu ít hơn. Nhóm dưới 6 tháng tuổi dùng khoảng 32 ounces sữa trở lên (trên 900 gam) mỗi ngày. Nếu bổ sung thức ăn dặm, thì lượng sữa có thể giảm đi đôi chút theo nguyên quy tắc trẻ đạt trọng lượng thích hợp, số lần ướt tã, đi tiêu đầy đủ và phân có màu sắc hợp lý.
3. Làm thế nào để biết được trẻ khóc là do đau bụng?
Chuyên môn thường chẩn đoán đau bụng ở trẻ trên nguyên tắc 3 - 3: Khóc ít nhất 3 giờ, khóc ít nhất 3 ngày/tuần và thời gian khóc kéo dài ít nhất 3 tuần. Tuy nhiên, trong thực tế lại có nhiều trường “bất quy tắc” không theo quy luật nào cả, mỗi trẻ một khác, và đôi khi bệnh đau bụng cũng xuất hiện vào các thời điểm khác nhau, thậm chí không chỉ có khóc mà còn có những dấu hiệu bất thường khác. Vì vậy, không có quy tắc cụ thể và giải pháp nào tuyệt đối để giải mã vấn đề khóc liên quan đến đau bụng ở trẻ nhỏ.
4. Làm thế nào khi trẻ không ưa “tummy-time”?
Cuối thế kỷ 20, Viện hàn lâm Nhi Khoa Mỹ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho con nằm ngửa khi ngủ để giảm tỉ lệ tử vong (SIDS) vì thế thuật ngữ tummy-time đã được ra đời. Lợi thế của thói quen này ai cũng biết nhưng nó lại phát sinh hội chứng đầu dẹt, ngoại hình đầu xấu và sự phát triển cơ bắp chậm hơn. Đối với trẻ tummy-time có thể làm cho chúng khó chịu, vì vậy cần thay đổi tư thế như nằm sấp hoặc bế trẻ hoặc cho trẻ nằm nghiêng đối diện với mặt mẹ... Tất cả những tư thế này sẽ giúp trẻ thoải mái, tạo niềm vui nhưng không quên thủ thuật tummy-time, nhất là khi trẻ ngủ một mình để hạn chế rủi ro ngạt thở khi ngủ.
5. Nghe nói trẻ có thể bị dị ứng với sữa mẹ?
Rất ít trẻ nhỏ bị dị ứng với thực phẩm có trong chế độ ăn của người mẹ, tuy nhiên trong thực tế vẫn có một số bà mẹ khẳng định, một số món ăn họ dùng đã gây ra hiện tượng dị ứng cho trẻ mặc dù điều này không được khoa học ủng hộ. Trường hợp trẻ bị dị ứng sau một vài giờ khi người mẹ ăn một thực phẩm nào đó, người mẹ hãy loại bỏ các thực đơn này vài ngày xem sao. Nếu trẻ không giảm thì nên quay trở lại chế độ ăn uống bình thường và đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
6. Khi nào thì bế trẻ ra nơi công cộng?
Điều này không có quy định cụ thể, nếu đứa trẻ mang thai đủ tháng, ra đời khỏe mạnh thì chỉ cần vài tuần sau sinh có thể đưa trẻ ra nơi công cộng hoặc nhờ người nhà trông giúp. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho bé, trong vòng 6 - 8 tuần đầu tiên cần hạn chế tiếp xúc với môi trường đông người, nhất là mùa cúm khi vi trùng gây bệnh có ở mọi nơi. Hãy chờ cho đến khi hệ thống miễn dịch của trẻ đủ khỏe, thời tiết tốt hãy cho trẻ ra ngoài nơi đông người.
7. Khi nào thì cho trẻ bú bình?
Một số trẻ không gặp khó khăn khi chuyển từ bú mẹ sang bú bình và ngược lại. Để giúp trẻ quen nhanh với bú bình thì ít nhất 2 - 3 tuần nên cho trẻ bú bình. Nếu cho bú bình sớm quá sẽ cản trở thói quen bú mẹ, không phải do nhầm lẫn núm vú mà do tốc độ bơm cấp của sữa. Riêng sữa bò, trẻ trên 12 tháng tuổi có thể dùng được sữa bò nhưng ở mức tăng dần đều. Ví dụ, có thể trộn sữa bò với một phần sữa mẹ hoặc sữa công thức, và tăng dần số lượng bò sữa bò toàn phần. Trẻ em dưới 2 tuổi không nên dùng sữa có ít hoặc không có chất béo, bởi chất béo rất cần cho sự tăng trưởng thể chất, phát triển của não lẫn hệ thần kinh của trẻ.
8. Làm thế nào để giúp em bé ngủ trọn qua đêm?
Giấc ngủ ngon của trẻ phụ thuộc vào cách trẻ buồn ngủ và thói quen tự ngủ trở lại mà không cần đến sự can thiệp của mẹ hoặc những người xung quanh. Nếu hai mẹ con mẹ bầu không duy trì thói quen ăn uống ban đêm thì từ tháng thứ 6 trở ra người mẹ nên huấn luyện thói quen ngủ nghỉ cho bé. Trước khi bài học được bắt đầu, người mẹ cần thực hiện một số điều chỉnh nhỏ về thói quen ngủ hiện tại của bé như ngủ ngày, ngủ đêm cho cân bằng, không nên ngủ ngày quá nhiều; cai sữa cho bé và thiết lập thời gian biểu ngủ nghỉ hợp lý, cho đến khâu chuẩn bị giường chiếu, nhiệt độ, ánh sáng lẫn độ ẩm thích hợp của phòng ngủ.
9. Khi nào thì nên đầu đọc sách cho trẻ nghe?
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu việc đọc sách báo, truyện cho trẻ nghe, thậm chí khi bé còn là sinh linh bé nhỏ. Vì vậy mà Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo việc đọc sách cho bé hàng ngày là rất tốt, nên làm ngay từ khi đứa trẻ mới ra đời. Theo nghiên cứu của AAP, tầm quan trọng của quá trình liên kết thể chất và tình cảm giữa đứa trẻ với thế giới bên ngoài bằng ôm ấp, giao tiếp qua âm thanh, qua văn hóa đọc sẽ tạo ra nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ sau này, như thắt chặt mối quan hệ tình mẫu tử; tạo nền tảng phát triển khả năng học tập; hình thành kỹ năng cơ bản về cách đọc sau này cho trẻ; tăng cường kỹ năng giao tiếp tốt; giúp phát triên ngôn ngữ; tăng tư duy lôgic; giúp trẻ hào hứng với những trải nghiệm mới; tăng tính tập trung và kỷ luật ở trẻ và tránh xa những thói quen tật xấu, nhất là nạn nghiện, kể cả nghiện interrnet lẫn các trang xa hội.
10. Làm thế nào để giúp trẻ giảm đau do mọc răng?
Phần lớn các bà mẹ đều tự nguyện chịu đau cho em bé, nhưng điều này lại phi thực tế, nhất là giai đoạn bé mọc răng. Có thể giúp trẻ giảm đau bằng cách cho trẻ ngậm các đò chơi mềm sạch; rửa sạch tay, dùng ngón tay massage các điểm đau cho bé hoặc dùng vải mềm ngâm trong trà hoa cúc, hoặc dùng một số thực phẩm được làm lạnh ở mức độ vừa phải như chuối, cà rốt… và cho trẻ ngậm để làm mát nướu; dùng chơi trò chơi để đánh lạc hướng cơn đau.
Khắc Hùng


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons