Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Biến chứng xoắn u nang buồng trứng: Phòng ngừa như thế nào?

U nang buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tồn tại dưới các dạng khác nhau. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm, trong đó có xoắn u nang buồng trứng.
U nang buồng trứng là bệnh lành tính khá phổ biến, chiếm khoảng 80% các khối u buồng trứng. Bệnh tiến triển âm thầm, khó nhận biết. Khi u còn nhỏ, bệnh nhân hầu như không thấy các triệu chứng đặc trưng. Chị em thường chỉ phát hiện khối u nang buồng trứng khi đi khám phụ khoa, hoặc qua kiểm tra sức khỏe tổng quát có siêu âm ổ bụng. Trong một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng như: rong kinh, đau bụng (dễ lầm tưởng với cơn đau chu kỳ), chướng bụng kéo dài.
Về mặt hình thể, u nang buồng trứng được chia làm hai loại: có cuống và không có cuống. Trường hợp không cuống, u nang phát triển nhưng ít gây đau. Trường hợp có cuống thì ngược lại, triệu chứng đau xuất hiện rất sớm vì u nang dễ bị xoắn nhẹ ở cuống nang, sau đó lại trở về vị trí cũ, người bệnh đỡ đau hoặc hết đau. Biến chứng xoắn u nang hay gặp khi u có cuống dài, đường kính khoảng 8-10 cm (dễ xoắn nhất là u nang bì).
Biến chứng xoắn u nang buồng trứng: Phòng ngừa như thế nào?
Đau bụng là một trong những triệu chứng của u nang buồng trứng.
Nếu bị xoắn mạnh hơn, u nang có thể bị hoại tử và vỡ, gây viêm màng bụng (phúc mạc), xuất huyết trong ổ bụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí nguy hại đến tính mạng. Triệu chứng điển hình của xoắn u nang buồng trứng là đau bụng dữ dội từng cơn ở vùng bụng dưới kèm theo nôn mửa. Thời gian giữa những cơn đau càng về sau càng ngắn lại, đau dồn dập khiến người bệnh có thể choáng vì đau và phải nhanh chóng được đưa đi cấp cứu.
Việc điều trị u nang buồng trứng phụ thuộc vào kích thước và tính chất khối u cũng như nguyện vọng sinh đẻ của bệnh nhân. Trong trường hợp u nang buồng trứng phát triển gây đau, bác sĩ nghĩ ngay đến loại có cuống và sẽ phải theo dõi thường xuyên hơn hoặc chỉ định phẫu thuật ngay khi thích hợp. Khi chưa gây biến chứng, mổ cắt u nang buồng trứng có cuống khá đơn giản, người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe vì không xâm lấn buồng trứng. Nếu phải cắt đi một phần buồng trứng thì phần còn lại vẫn tiếp tục hoạt động bình thường và đảm bảo chức năng sinh sản. Ngược lại, mổ cấp cứu khi đã có biến chứng hoại tử hay viêm phúc mạc sẽ rất phức tạp, thậm chí nguy hiểm như nhiễm khuẩn và lâu dài về sau sẽ bị dính ruột, gây tắc ruột... Tuy nhiên, không phải khối u nang có cuống nào cũng được chỉ định phẫu thuật. Vì phẫu thuật u nang buồng trứng có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ. Do đó, lựa chọn phương pháp điều trị bảo tồn luôn được các bác sĩ cân nhắc.

Biến chứng xoắn u nang buồng trứng: Phòng ngừa như thế nào?


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons