Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Bà bầu ăn nhân sâm được không?

Bà bầu ăn nhân sâm được không là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn nhân sâm không phải tốt như mọi người thường nghĩ.

Tác dụng chung của nhân sâm
Nhân sâm, dược liệu quý giá của y học cổ truyền châu Á, hiện bắt đầu được Tây y nghiên cứu. Nhân sâm đã tỏ rõ giá trị trong nhiều loại bệnh lý: có khả năng làm giảm huyết áp, làm hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, nhân sâm làm giảm một số triệu chứng trong bệnh tim mạch, nâng cao sức đề kháng trong một số trường hợp ung thư, cải thiện một số triệu chứng tâm thần kinh, cải thiện chức năng một số cơ quan trong cơ thể… Tuy nhiên, cho đến nay, những bằng chứng về các tác dụng này vẫn còn chưa rõ ràng.
Bà bầu ăn nhân sâm được không?
Trang Eva cho biết, với quan niệm nhâm sâm là thực phẩm quý hiếm, giúp sinh được những đứa con khoẻ mạnh, thông minh, không mắc những bệnh sơ sinh… nhiều bà bầu sẵn sàng bỏ tiền mua nhân sâm bồi bổ cho em bé từ khi còn trong bào thai. Một số thai phụ còn được truyền kinh nghiệm ngậm một chút sâm để chuyển dạ dễ hơn. Tuy nhiên, quan niệm trên không đúng hoàn toàn.
Bà bầu ăn nhân sâm được không là thắc mắc của rất nhiều người.
Bà bầu ăn nhân sâm được không là thắc mắc của rất nhiều người.
Tạp chí Sài Gòn tiếp thị cho biết, trong lĩnh vực sản khoa, người ta ghi nhận, có một số khá đáng kể các thai phụ người Hoa sử dụng nhân sâm (có thể đạt khoảng 10%). Tuy nhiên, một nghiên cứu công bố năm 2003 của một đại học ở Hồng Kông cho thấy sử dụng ginsenoside Rb1, một trong những thành phần của nhân sâm có thể gây dị tật trên phôi thai chuột.
Khi sử dụng ginsenoside Rb1 với nồng độ 30 microgram trên phôi thai chuột 9 ngày tuổi, khả năng có những bất thường ở tim, chi và sự phát triển cũng như cử động của phôi thai chuột; với liều 50 microgram, khả năng này còn cao hơn và xuất hiện thêm bất thường chiều cao và phát triển tế bào cơ.
Nghiên cứu này cho thấy nhân sâm có tác dụng gây quái thai trên chuột, do đó nên thận trọng khi sử dụng trên người, đặc biệt là những tháng đầu của thai kỳ. Người ta cũng quan sát thấy sự gia tăng khả năng tử vong nhũ nhi khi người mẹ dùng nhân sâm trong giai đoạn cho con bú.
Nhân sâm có tác dụng giống estrogen, do đó, trên một số người có nguy cơ cao với ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, nhân sâm có thể gây hại nhiều hơn là có lợi, cũng như rõ ràng có khả năng thúc đẩy quá trình bệnh lý các trường hợp ung thư này.
Theo Kiến thức, nếu người đang mang thai sử dụng nhiều nhân sâm thì sẽ xuất hiện các hiện tượng như nôn mửa, phù nước, huyết áp tăng… thậm chí xuất huyết âm đạo và có thể dẫn đến sảy thai.
Thai phụ cần làm gì?
Tốt nhất với thai phụ trong 3 tháng đầu không nên sử dụng nhân sâm đến tránh những biến chứng như nôn mửa, xuất huyết, sảy thai…
Trong giai đoạn giữa thai kỳ thai phụ có thể sử dụng nhân sâm nhưng cần xin ý kiến của bác sỹ, sử dụng với liều lượng ít (không quá 100g) và sử dụng trong thời gian ngắn, không sử dụng liên tục.
Nếu trong quá trình sử dụng nhân sâm thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì như chóng mặt, đau đầu, phù nước nặng hơn, nôn mửa, đặc biệt là xuất huyết thì cần dừng ngay lại và báo cho bác sĩ.
Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons