Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Dự phòng sớm tiền sản giật

Trong những thập kỷ trước, việc chăm sóc thai phụ chỉ chú trọng vào lúc chuyển dạ sinh, thường rất coi nhẹ trong lúc mang thai. Do vậy, tỉ lệ tử vong mẹ và thai nhi cao. Ngày nay, mô hình chăm sóc tiền sản đã bước sang một quan điểm hoàn toàn mới. Lần khám thai đầu tiên được các nhà sản khoa khuyến cáo ngay sau khi có sự trễ kinh ở tuần lễ đầu của chu kỳ kinh và nhiều xét nghiệm được sàng lọc tiếp theo đó được áp dụng nhằm nhận diện sớm thai kỳ nguy cơ cao từ đó có thể chẩn đoán sớm hoặc dự phòng sớm các biến chứng này. Tại sao phải dự phòng sớm tiền sản giật? Tiền sản giật là một trong 5 tai biến sản khoa xảy ra trong thời kỳ mang thai và...

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh: Tránh hậu quả nặng nề do dị tật

Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra trước tiên phải được lành lặn và khỏe mạnh rồi mới nói tới chuyện đẹp - xấu. Thực hiện sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số và đáp ứng khát khao chính đáng của các bậc cha mẹ. Sàng lọc trước sinh là việc sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai để chẩn đoán xác định các trường hợp bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi như: hội chứng Down (tam bội...

Chuẩn bị vượt cạn

Đến tuần thai thứ 34, người mẹ cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho việc sinh nở, vì chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những vật dụng cần thiết Thai phụ cần một giỏ lớn và một giỏ nhỏ. Giỏ lớn chủ yếu chứa những vật dụng cần cho bé, như: áo, tã giấy hoặc tã vải, mũ len hay mũ vải, vớ, giày vải, bao tay, băng rốn, khăn lông nhỏ và khăn lông to mềm dành cho việc quấn bé, hộp giấy vệ sinh ướt, phích đựng nước sôi, bộ quần áo để mẹ mặc khi xuất viện. Còn giỏ nhỏ dành cho mẹ, bao gồm: áo bầu có nút cài phía trước, túi vệ sinh cá nhân (bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, tất), quần lót, băng vệ sinh.  Ngay sau sinh một giờ,...

Vô kinh trong tuổi sinh đẻ và những giải pháp điều trị

Kỳ II: Chẩn đoán và những phương pháp điều trị Các phương tiện chẩn đoán nguyên nhân vô kinh Bằng các xét nghiệm tương đối đơn giản, chẩn đoán các nguyên nhân vô kinh: có thai, thiểu năng tuyến giáp, u tuyến yên, không rụng trứng. Theo thứ tự: Loại trừ trường hợp có thai: bằng siêu âm tử cung và hai phần phụ, định lượng bêta-HCG trong máu. Kết quả, túi thai trong lòng tử cung, lượng bêta-HCG trong máu tăng trên 25 mUI/ml. Định lượng nồng độ TSH (Thyroid Stimulating Hormone) trong máu: mặc dù, ít gặp người bệnh vô kinh và chảy sữa bị thiểu năng tuyến giáp nhưng xét nghiệm này không đắt tiền và nếu phát hiện được thiểu năng tuyến giáp sớm...

Vô kinh trong tuổi sinh đẻ và những giải pháp điều trị

Kỳ I: nguyên nhân gây vô kinh vô kinh là trường hợp người phụ nữ ở tuổi có khả năng sinh sản nhưng lại không có kinh nguyệt hàng tháng như các phụ nữ khác. đây là một trong những lĩnh vực của nội tiết trong phụ khoa - tương đối khó chẩn đoán và điều trị. nguyên nhân vô kinh thường nằm cùng lúc trong nhiều cơ quan, với nhiều rối loạn đôi khi nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Trước đây, người ta thường phân biệt vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Tuy nhiên, quan điểm hiện nay, để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị, được phổ biến và chấp nhận rộng rãi thì sự phân biệt vô kinh nguyên phát và thứ phát không còn cần thiết nữa. Chế...

Có thai, ăn gì để khỏe?

Việc ăn uống của người mẹ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của thai nhi, nhau thai, khối lượng máu, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra. Vì vậy, trong thời kỳ có thai,  người mẹ cần được cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng. Về chế độ ăn uống Chế độ ăn cần tăng thêm năng lượng: Khi có thai, ngoài nhu cầu năng lượng cho người mẹ còn phải cung cấp năng lượng cho sự phát triển của thai nhi, nhất là thời kỳ 3 tháng cuối (2.550Kcal/ngày), như vậy, năng lượng tăng thêm hơn người bình thường mỗi ngày 350 Kcal (khoảng 1 bát cơm đầy). Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang...

Quan điểm mới trong dự phòng sinh non

Hiện nay có nhiều quan điểm mới trong điều trị, đặc biệt là sự nhấn mạnh trong dự phòng sinh non, làm sao giảm hẳn tỉ lệ sinh non, giúp cho thai nhi được nuôi dưỡng tốt trong bào thai của người mẹ... Theo thống kê, cứ 100 trẻ sinh ra và sống được thì có đến 12 trẻ là sinh non. Hậu quả sinh non, trẻ phải đối mặt nhiễm trùng, khả năng thích nghi môi trường sống kém vì cơ thể chưa hoàn thiện.   Nguyên nhân gây ra trẻ sinh non Trên 50% các trường hợp chuyển dạ sinh non không biết được lý do. Một số yếu tố có thể gây sinh non: Do thai kỳ: vỡ ối non, đa thai, đa ối, thai dị dạng. Do mẹ: bệnh lý của mẹ như: cao huyết áp, viêm đài bể...

Ung thư vú và thai nghén: Những điều cần biết

Tôi đang chuẩn bị điều trị ung thư vú thì lại phát hiện có thai, có nên giữ thai khi tôi đã 36 tuổi và đang mong có con đầu?  Đó là một trong số nhiều câu hỏi bạn đọc gửi về tòa soạn báo SK&ĐS. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin, chúng tôi giới thiệu bài viết của BS. Hồng Ánh. Ung thư vú khi đang có thai không quá hiếm nhưng ngày càng gặp nhiều hơn ở phụ nữ có tuổi mới mang thai và sinh đẻ. Về phương diện y học, các liệu pháp điều trị đã được chuẩn hóa nhưng chưa đủ các nghiên cứu và đánh giá về mặt cảm xúc đối với những trường hợp còn khá phức tạp này.   Chiến lược đặt ra với ung thư vú ở phụ nữ có thai...
Page 1 of 30312345Next

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons