Thuyên tắc ối (TTO) là một
cấp cứu sản khoa, hiếm gặp nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đây là nỗi
kinh hoàng cho những người làm công tác
về ngành sản.
Đa số sản phụ bị TTO tử vong
trong giờ đầu, 85% số sản phụ sống sót có di chứng về thần kinh. Tỉ lệ tử vong
thai nhi 21 - 32%, nếu tim thai vẫn còn xảy ra lúc tai biến, gần 70% sẽ sống
được nếu đem ra kịp thời, nhưng 50% số trẻ sống sót có tổn thương thần kinh. Tỉ
lệ mắc bệnh 1/8.000 - 1/80.000.
Tại sao gây hậu quả nghiêm
trọng?
TTO là bệnh lý nước ối đi vào
tuần hoàn của mẹ. TTO phát triển trên nền tảng có lỗ rách màng ối và màng đệm
các tĩnh mạch tử cung hay cổ tử cung hở ra áp lực buồng tử cung đủ mạnh để đẩy
nước ối vào tĩnh mạch. Nhau bong ở bờ bánh nhau, tổn thương tử cung hay cổ tử
cung tạo nên ngõ vào tuần hoàn của mẹ. TTO thường gặp trong các trường hợp
chuyển dạ nhanh. Cơn gò tử cung nhiều cũng có thể suy thai dẫn đến thoát phân
su vào nước ối hơn khi đi vào tuần hoàn của mẹ. Trong trường hợp điển hình, sản
phụ đang chuyển dạ khi xuất hiện các triệu chứng suy hô hấp và trụy tuần hoàn.
Nếu bà mẹ không chết ngay, sự chảy máu trầm trọng kèm theo rối loạn đông máu
nặng sẽ xuất hiện sớm sau đó, máu chảy từ đường sinh dục và các vị trí chấn
thương khác. Trong một số trường hợp, trụy tuần hoàn và những dấu hiệu khác của
TTO có thể xuất hiện sau 48 giờ sau sinh.
Những dấu hiệu nào có nguy
cơ?
Các chuyên gia cho rằng, TTO
là kết quả do dịch nước ối vào tĩnh mạch tử cung và điều này xảy ra khi có 3
điều kiện sau đây: vỡ màng ối; vỡ tĩnh mạch của tử cung hay cổ tử cung; áp lực
buồng tử cung cao hơn áp lực tĩnh mạch. Ngoài ra yếu tố khác như: nhau bong, tử
cung quá căng, thai chết lưu, chấn thương, dùng oxytocin trong chuyển dạ, đa
sản, mẹ lớn tuổi. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp TTO xảy ra không kèm
những yếu tố kể trên. TTO có thể xảy ra trước, trong và ngay sau khi sinh. Nạo
hút thai, truyền dịch ối, hay chấn thương bụng cũng có thể xảy ra.
Các dấu hiệu xảy ra
Các dấu hiệu xảy ra thuyên
tắc ối gồm: sản phụ khó thở cấp kèm cao huyết áp. Quá trình này xảy ra nhanh
chóng và tiến triển đến ngưng tim phổi. Sau đó sản phụ rơi vào hôn mê. Mặc dầu
nhiều sản phụ không sống sót qua giai đoạn đầu, nhưng khoảng 40% số người sống
sót ở giai đoạn đầu sẽ bước vào giai đoạn sau. Đây là giai đoạn chảy máu và có
thể kèm theo rét run nặng, ho, nôn ói và cảm giác khó chịu trong miệng. Do chảy
máu quá mức sẽ đưa đến rối loạn đông máu, suy thai cấp.
Các triệu chứng xác định TTO:
hạ huyết áp và ngừng tim đột ngột. Hạ oxy máu cấp, ngưng thở. Bệnh lý đông máu
xảy ra đột ngột, xét nghiệm cho thấy bằng chứng tiêu thụ nội mạch hoặc tán
huyết hoặc xuất huyết lâm sàng trầm trọng. Xảy ra trong quá trình chuyển dạ, mổ
lấy thai hoặc trong vòng 30 phút đầu sau sinh. Không có bất kỳ bệnh lý nội khoa
như tim mạch, hô hấp, bệnh về máu... nào trước đó.
Điều trị
Điều trị hỗ trợ là chính,
không có điều trị đặc hiệu. Hồi sinh tim phổi bằng cách đặt nội khí quản, thở
máy, bảo đảm thông khí, hút đàm nhớt, thuốc duy trì vận mạch. Điều trị rối loạn
đông máu bằng truyền huyết tương tươi đông lạnh, truyền tiểu cầu đậm đặc,
truyền hồng cầu lắng, truyền kết tủa lạnh. Phẫu thuật lấy thai khẩn cấp nhằm
cứu thai nhi và cơ may cứu mẹ.
Bệnh TTO không thể dự báo,
không có cách dự phòng và là một cấp cứu sản khoa không điều trị được. Trong
khi chuyển dạ cần nhanh chóng ghi nhận các dấu hiệu, triệu chứng, hồi sức tích
cực và cần kêu gọi khẩn cấp các đồng nghiệp
bác sĩ gây mê hồi sức, bác sĩ nội huyết học, bác sĩ hồi sức chống độc và
ngân hàng máu điều trị tích cực có thể mang lại hy vọng cứu sống mẹ và thai
nhi.
BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét