Một số thai phụ thấy lòng bàn
tay, lòng bàn chân bị ửng đỏ và ngứa ngáy, số khác lại bị ngứa kèm với dấu hiệu
phát ban toàn thân. Hiện tượng ngứa có thể gia tăng lúc vào thời điểm vừa tắm
xong hoặc trước khi đi ngủ. Vậy phải làm thế nào để giảm ngứa? khi nào cần đi gặp bác sĩ? liệu ngứa có gây nguy hiểm
gì cho em bé không?
Nguyên nhân
Tử cung tăng trưởng: đây là
nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa trong thai kỳ. Sự tăng trưởng của tử cung để
có chỗ cho em bé khiến da bị giãn, khô (xerosis) và trở nên khó chịu, ngứa
ngáy.
Do sự gia tăng hoóc-môn
estrogen: dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh.
Những yếu tố như bà bầu có tiền
sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc bị dị ứng thức ăn càng khiến tình trạng
ngứa thêm tồi tệ.
Nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật
trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Chứng bệnh này có
thể đi kèm dấu hiệu khác như bạn mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm
chí là vàng da. Viêm nang lông trong thai kỳ: chứng bệnh này khởi phát vào khoảng
quý III của thai kỳ. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây
ngứa.
Viêm da bọng nước: chứng bệnh
này xuất hiện khoảng tuần thứ 20 - 21 của thai kỳ. Lúc đầu, bạn có thể thấy những
mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này lan sang bụng,
lưng, bàn tay, bàn chân…
Ngoài ra, các nguyên nhân
khác gây ngứa khi mang thai: bạn bị đổ mồ hôi nhiều; bạn mắc bệnh trĩ, có thể gây
ngứa hậu môn; bị rạn da quá mức (thường xuất hiện trong những tháng cuối của thai
kỳ), xuất hiện những mảng ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi…
Làm thế nào để hạn chế bị ngứa
trong thai kỳ?
Nên tắm rửa sạch sẽ, mặc
trang phục thông thoáng để tránh hiện tượng đổ mồ hôi; tránh ra ngoài khi trời
nắng hoặc cư trú trong những nơi nóng bức.
Tránh tắm nước nóng lâu dưới
vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Điều này chỉ khiến da bạn nhanh bị
khô và càng thêm ngứa hơn. Nếu dùng sữa tắm, nên chọn loại có độ pH vừa phải. Một
số loại sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn bị khô và ngứa hơn. Để an toàn,
nên chọn loại sữa tắm không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm). Hoặc có
thể tắm với nướcấmmà không cần sữa tắm. Thỉnh thoảng mới nên dùng cách tắm ấm bằng
bột yến mạch (đây là cách tắm xuất hiện ở nhiều spa). Phương pháp này có tác dụng
cải thiện tình trạng bị ngứa da khi mang thai.
Nên tránh các loại xà phòng
hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa nồng độ xút cao, dễ gây kích ứng.
Có thể dùng một chiếc khăn
mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa, giúp giảm bớt cơn ngứa.
Hoặc có thể dùng túi chườm mát hoặc túi chườm ấm để làm dịu cơn ngứa. Nên lưu ý
tránh cào, gãi khi ngứa.
Nguyên nhân là vì càng gãi
thì bạn lại càng ngứa hơn. Ngoài ra, nếu gãi nhiều sẽ khiến cho lớp da ở chỗ đó
càng bị kích thích, dễ để lại di chứng về sau. Có thể lấy tay vỗ (chà) nhẹ vào chỗ
ngứa. Cũng nên cắt móng tay, vệ sinh bàn tay để tránh nhiễm trùng vào vùng da bị
ngứa.
Để giảm ngứa do thay đổi độ
pH âm đạo khi mang thai, nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Nếu muốn
dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nên chọn loại phù hợp. Trên thị trường, có một số
loại dung dịch vệ sinh phụ nữ được chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Cũng không
nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh vì chúng có thể làm thay đổi môi trường
pH tự nhiên của âm đạo.
Nên tránh những loại thức ăn
dễ gây dị ứng; tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các
loại rau, củ)… và uống nước đều đặn hàng ngày.
Một số loại kem bôi da, giúp
chống rạn da và giữ ẩm có thể lạm dịu cơn ngứa. Với vùng bụng, bạn nên bôi (xoa)
kem một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.
Nếu tình trạng ngứa trở nên nghiêm
trọng, bạn mới nên nhờ bác sĩ tư vấn việc sử dụng thuốc. Bạn không nên tùy ý sử
dụng thuốc bởi vì, phần lớn các loại thuốc trị ngứa cóngoài thị trường là dành
cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Lưu ý: đa số các trường hợp bị
ngứa khi mang thai đều an toàn cho sức khỏe của bé. Bất tiện duy nhất là nó khiến
người mẹ mất yếu tố thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngứa nhiều có thể là dấu hiệu
của bệnh trong thai kỳ không?
Thông thường, ngứa trầm trọng
trong giai đoạn thai kỳ thứ hai hoặc ba có thể là một dấu hiệu của bệnh ứ mật
trong gan của thai kỳ. Khi mật không lưu thông bình thường trong các ống nhỏ của
gan, muối mật tích tụ lại trong da và làm cho bạn bị ngứa khắp nơi. Cảm giác ngứa
có thể rất dữ dội. Tình trạng này không gây phát ban, nhưng da bạn có thể bị đỏ
lên, đau nhức với những vết cắt nhỏ ở vùng da bạn gãi rất nhiều vì ngứa.
Có thể kèm theo một số triệu
chứng khác như chán ăn, vàng da, nôn mửa, buồn nôn và phân màu nhạt.
Dấu hiệu nên đi khám
- Bạn bị ngứa toàn thân đi
kèm dấu hiệu vàng da: có thể bạn đang mắc phải chứng mật kém lưu thông.
- Bạn bị phát ban và sốt: có
thể mắc chứng thủy đậu, herpes…
- Bạn bị ngứa đi kèm với tổn thương
ngoài da: có thể mắc chứng chàm, vảy nến…
- Bạn bị ngứa kèm theo dấu hiệu
nóng rát âm đạo: có thể bị nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây
truyền qua đường tình dục khác.
BS. NGUYỄN THU PHƯƠNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét