Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh.
Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.
Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng.
Trầm cảm sau sinh thể nhẹ ảnh hưởng đến bản thân người mẹ về thể chất là sụt cân, suy dinh dưỡng; về tinh thần là suy nhược thần kinh, hoang tưởng, hành vi nguy hiểm. Khi đó, chồng và con không được chăm sóc tốt.
Gia đình không được vui vẻ. Ở thể nặng, người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử (41.2%). Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó.
Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỉ nhập nên tìm cách trừ tà, như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngay cả những người thân khác trong gia đình cũng vậy, có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại.
Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh
- Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hoóc môn tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
- Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.
- Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân.
- Khó khăn trong việc chăm sóc bé. Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân.
- Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ mắc bệnh cao.
Trầm cảm sau sinh thể nhẹ ảnh hưởng đến bản thân người mẹ về thể chất là sụt cân, suy dinh dưỡng; về tinh thần là suy nhược thần kinh, hoang tưởng, hành vi nguy hiểm. Khi đó, chồng và con không được chăm sóc tốt.
Gia đình không được vui vẻ. Ở thể nặng, người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử (41.2%). Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó.
Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỉ nhập nên tìm cách trừ tà, như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngay cả những người thân khác trong gia đình cũng vậy, có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại.
Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh
- Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hoóc môn tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
- Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.
- Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân.
- Khó khăn trong việc chăm sóc bé. Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân.
- Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ mắc bệnh cao.
Sự giúp đỡ của người thân có thể giúp cho người mẹ bị trầm cảm phục
hồi nhanh chóng. (ảnh minh họa)
hồi nhanh chóng. (ảnh minh họa)
Điều trị
Hỗ trợ từ người thân: Bạn bè và gia đình cần chắc chắn rằng người mẹ bị trầm cảm đang được bác sĩ chỉ định điều trị. Nếu đơn thuốc không thích hợp thì phải động viên bệnh nhân trở lại bác sĩ và yêu cầu thay đổi đơn thuốc.
Gia đình nên hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của họ có thể giúp cho người mẹ phục hồi nhanh chóng.
Đừng quên rằng người mẹ không được khỏe và đừng quấy rầy. Hãy cố gắng đối xử với người bệnh như một căn bệnh bình thường. Khi người bệnh không được khỏe thì hãy để người bệnh nghỉ ngơi nhiều hơn, còn khi khỏe thì người bệnh có thể làm bất cứ việc gì theo ý thích.
Hãy nhớ rằng trầm cảm không phải là một dấu hiệu của bệnh. Thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có một người mà người bệnh có thể tin tưởng ở bên cạnh.
Điều trị bằng thuốc: Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sinh thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu không thể được thì mời bác sĩ đến nhà. Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu, điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn.
Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng thuốc an thần không hiệu quả và quay trở lại bác sĩ yêu cầu đổi thuốc.
Với thuốc chống trầm cảm thì người bệnh có cảm giác khô miệng và buồn ngủ. Nếu dùng thuốc làm người bệnh cảm thấy khó chịu hơn thì nên đến bác sĩ đổi thuốc, nếu bạn dừng thuốc trong vài tuần mà không hiệu quả thì cũng nên đến bác sĩ thay đổi thuốc khác mạnh hơn hoặc tăng liều.
Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp nên được dùng.
Nếu thuốc thích hợp với bạn thì đừng nên rút ngắn thời gian điều trị bởi vì trầm cảm cần thời gian điều trị kéo dài để được phục hồi hoàn toàn. Nếu sau khi ngưng thuốc mà các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng mà nên đến bác sĩ tư vấn thêm.
Thông thường bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị với thuốc trước đó. Sau đó nếu có hiệu quả thì giảm liều dần, và điều này dự phòng được việc tái phát bệnh.
Hỗ trợ từ người thân: Bạn bè và gia đình cần chắc chắn rằng người mẹ bị trầm cảm đang được bác sĩ chỉ định điều trị. Nếu đơn thuốc không thích hợp thì phải động viên bệnh nhân trở lại bác sĩ và yêu cầu thay đổi đơn thuốc.
Gia đình nên hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của họ có thể giúp cho người mẹ phục hồi nhanh chóng.
Đừng quên rằng người mẹ không được khỏe và đừng quấy rầy. Hãy cố gắng đối xử với người bệnh như một căn bệnh bình thường. Khi người bệnh không được khỏe thì hãy để người bệnh nghỉ ngơi nhiều hơn, còn khi khỏe thì người bệnh có thể làm bất cứ việc gì theo ý thích.
Hãy nhớ rằng trầm cảm không phải là một dấu hiệu của bệnh. Thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có một người mà người bệnh có thể tin tưởng ở bên cạnh.
Điều trị bằng thuốc: Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sinh thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu không thể được thì mời bác sĩ đến nhà. Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu, điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn.
Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng thuốc an thần không hiệu quả và quay trở lại bác sĩ yêu cầu đổi thuốc.
Với thuốc chống trầm cảm thì người bệnh có cảm giác khô miệng và buồn ngủ. Nếu dùng thuốc làm người bệnh cảm thấy khó chịu hơn thì nên đến bác sĩ đổi thuốc, nếu bạn dừng thuốc trong vài tuần mà không hiệu quả thì cũng nên đến bác sĩ thay đổi thuốc khác mạnh hơn hoặc tăng liều.
Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp nên được dùng.
Nếu thuốc thích hợp với bạn thì đừng nên rút ngắn thời gian điều trị bởi vì trầm cảm cần thời gian điều trị kéo dài để được phục hồi hoàn toàn. Nếu sau khi ngưng thuốc mà các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng mà nên đến bác sĩ tư vấn thêm.
Thông thường bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị với thuốc trước đó. Sau đó nếu có hiệu quả thì giảm liều dần, và điều này dự phòng được việc tái phát bệnh.
Theo TS. BS Lê Thị Thu Hà/Bác sĩ gia đình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét